Nghiêm trị kẻ dùng tâm linh để trục lợi

09:32 20/08/2020
Tín ngưỡng, tôn giáo là thành tố quan trọng của một nền văn hóa, Đảng và Nhà nước tôn trọng các giá trị văn hóa tâm linh, tôn trọng tự do tín ngưỡng. Nhưng để đến mức loạn chuẩn, thậm chí đi ngược lại giáo lý và truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc là điều không thể chấp nhận được.


Tuần qua, dư luận xã hội xôn xao trước thông tin “Nhà ngoại cảm thuê đúc 27 tấn vàng giả cùng chiêu trò tâm linh để lừa hàng chục tỷ đồng”. 

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã khởi tố bị can, tạm giam Vũ Thị Hòa, quê ở huyện Chấn Yên, tỉnh Yên Bái; hiện ở tại thôn Đồng Câu, xã Ngọc Thanh, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại Lâm nghiệp và Dược liệu Vũ Thị Hòa về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. 

Không chỉ có dấu hiệu lừa đảo trục lợi từ hoạt động tìm mộ liệt sỹ dưới mác “nhà ngoại cảm”, Vũ Thị Hòa cùng chồng là Chu Xuân Thu đã tạo dựng ra hàng loạt kịch bản mang màu sắc tâm linh để lừa đảo nhiều người nhẹ dạ, cả tin để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đọc lệnh bắt bị can Vũ Thị Hòa, kẻ dùng tâm linh để lừa đảo, trục lợi.

Hiện còn không ít người vẫn tin vào những chuyện nhập hồn, giải hạn hay nhà ngoại cảm có khả năng nói chuyện được với người âm, giải vong, gọi hồn, nhìn xuyên thấu đất tìm được xương cốt liệt sĩ, đã có nhiều kẻ giả mạo những khả năng thần bí bị lột mặt nạ, như: Nguyễn Văn Thúy (tức "Cậu Thuỷ"), trú tỉnh Bắc Ninh và đồng phạm làm giả hài cốt liệt sĩ gây tổn thương cả về vật chất lẫn tinh thần cho gia đình thân nhân liệt sĩ. Dương Thị Lan (còn gọi là cô đồng Năng), trú tỉnh Thái Nguyên, xây "khu nghỉ dưỡng" để truyền bá mê tín rồi bán chui cho cả trăm "tín đồ"mỗi căn nhà có giá từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng… và vì niềm tin mù quáng, mà nhiều người bỏ bê việc học hành, công việc, gia đình, nộp tiền “phí sinh hoạt”, “hội phí” và 10% thu nhập để được tham gia vào Hội thánh Đức Chúa trời, đã khiến bao gia đình tan nát. Vậy mà vẫn không ít người u mê, mê muội, tín đến mức mất cả lý trí, đem cả gia sản của mình dâng vào tay những tổ chức, những kẻ lừa đảo này.

Tâm linh là thế giới kỳ bí mà nhiều thế hệ chưa lý giải được, vì thế những kẻ vô lương tâm, bất nhân đã lợi dung triệt để vào điểm yếu này để đạt được mưu đồ của họ, chủ yếu là làm kinh tế, đáng lên án nhất là họ lợi dụng vào các liệt sỹ để làm tiền, đã đến lúc phải xử lý thật nghiêm với các trường hợp này trước pháp luật không thể để họ lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin. Pháp luật của Nhà nước chỉ có thể nghiêm trị bọn lưu manh, lừa đảo bằng các chiêu trò tâm linh, nhưng sẽ khó có thể bảo vệ được những người mê tín dị đoan, vẫn cứ tiếp tục u mê, ám chướng, nếu họ không tỉnh ngộ.

Cũng là tâm linh, nhưng Đức Phật đưa cho chúng ta một phương tiện tối hậu để thoát khỏi nỗi sợ hãi và trở nên tuyệt đối tự do: đó là Trí tuệ. Thì bằng việc dốc hầu bao mua sự bảo kê từ thế giới vô hình, một số người đã và đang vô tình chung tay xây những "nhà tù" cho chính mình, nuôi béo những kẻ sử dụng tâm linh để trực lợi và để mặc chúng tiếp tục làm hại đời sống tinh thần của xã hội.

Mỗi con người cần có đức tin. Một xã hội cũng cần có đức tin. Không chỉ là những người có tín ngưỡng, có đạo, kể cả những người không có đạo, vô thần thì niềm tin, đức tin cũng vô cùng quan trọng. Niềm tin, đức tin dẫn lối, đưa đường cho mỗi người đến thành công. Lịch sử dân tộc ta là một minh chứng sinh động nhất cho sức mạnh của niềm tin, của đức tin khi từ một quốc gia nhỏ bé, không có tên trên bản đồ thế giới đã đánh thắng hai cường quốc lớn để dành độc lập, tự do và tiếp tục vững bước trên con đường phát triển và hội nhập.

Nhưng, đức tin đưa con người đến chỗ thành công quyết không phải là một thứ mê tín. Đức tin có thể đem lại hiệu quả, kết quả tốt nhưng cũng có thể mang đến những hậu quả đau thương không mong muốn và chỉ đức tin hỗn tạp, thiếu căn cứ, phải nương nhờ vào một thế lực vô hình, làm cho tinh thần, lý trí con người càng ngày càng u tối, trí tuệ ngày càng kém cỏi, không thể sáng suốt và tự chủ, là một nguy hại lớn cho đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội và cho cả dân tộc.

Tín ngưỡng, tôn giáo là thành tố quan trọng của một nền văn hóa, Đảng và Nhà nước tôn trọng các giá trị văn hóa tâm linh, tôn trọng tự do tín ngưỡng. Nhưng để đến mức loạn chuẩn, thậm chí đi ngược lại giáo lý và truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của dân tộc là điều không thể chấp nhận được.

Xin mọi người hết sức cảnh giác, đừng tin vào những điều quàng xiên, cổ súy cho những hành vi cuồng tín, dị đoan, biến tâm linh trở thành công cụ bóc lột cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau lựa chọn cho mình hướng đi tốt và đặt niềm tin đúng chỗ, biết gạn đục, khơi trong để góp phần gìn giữ những truyền thống văn hoá quý báu của dân tộc, bên cạnh việc kiên trì loại trừ các hành vi mê tín dị đoan.

Cù Tất Dũng

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文