Nhức nhối nạn bóc lột biên kịch vô danh

08:23 16/11/2017
Hiện tượng biên kịch nghiệp dư phải nai lưng viết thuê cho những tay biên kịch sừng sỏ không còn là chuyện hiếm với giới làm phim truyền hình. Khi bộ phim lên sóng, họ vô danh, còn số tiền nhận được nhiều khi rẻ mạt đến mức xót xa...


Từ vài trăm nghìn đến không công

Nhận được dự án phim sitcom dài 1.000 tập, tay biên kịch B. nhanh chóng liên hệ các cây bút nghiệp dư mình quen biết. B. kết hợp rao thông tin trên Facebook để tuyển mộ lực lượng này. Đa số những người đăng ký tham gia đều là cây bút trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, mới tập tành viết kịch bản. Biên kịch B. kêu gọi chừng 10 cộng tác viên để lập tổ biên kịch cho dự án. Dự án đã có đề cương chung, mỗi tập cũng có nội dung và phân cảnh sơ lược, nhiệm vụ của cộng tác viên là triển khai chi tiết thành hành động và thoại để hoàn chỉnh kịch bản.

Nhưng khi trao đổi về quyền lợi, nhiều cộng tác viên phản ứng vì cái giá được hưởng quá bèo bọt: 300 ngàn đồng cho một tập phim dài 25 phút (tương đương khoảng hơn 20 trang). Phim sitcom mà độ dài gần bằng một phim truyền hình. Thông thường, độ dài của một tập sitcom dài tầm 10 đến 15 phút. Hiện nay, với dung lượng này, ít nhất người ta cũng trả cho biên kịch viết chi tiết 1,5 triệu.

Với phim truyền hình dài tập (45 phút/ tập), trung bình có giá 5-7 triệu/ tập, thậm chí 10 triệu/ tập với các biên kịch có tên tuổi. Hỏi ra thì B. giải thích rằng lúc đầu đơn vị sản xuất giao cho người của họ viết nhưng chỉ với cái giá 200 ngàn/ tập nên không ai chịu.

Giá mà B. chi cho cộng tác viên đã cao hơn 100 ngàn, lại dành cho những người chưa biết gì về kịch bản, rủi có viết dở thì B. cũng phải biên tập mệt nghỉ. Nghe vậy, không ít cộng tác viên bấm bụng ở lại, chấp nhận viết thuê theo đường dây và ý tưởng của người khác để tích lũy kinh nghiệm. Khi đủ lông đủ cánh, họ có thể thoải mái sáng tạo câu chuyện riêng của mình và chào bán trực tiếp với hãng phim.

Cũng vì tâm thế học hỏi, rèn nghề mà rất nhiều cây bút nghiệp dư (trong đó phần nhiều là sinh viên các trường sân khấu điện ảnh, khoa văn) được trưng dụng với giá rẻ mạt. 300 ngàn/ tập đối với nhiều người đã là khấm khá, bởi lắm khi họ phải cộng tác không công.

Nhiều bộ phim truyền hình có sự tham gia của các nhóm biên kịch trẻ. Trong ảnh: phim "Màu tình yêu" (ảnh chỉ mang tính minh họa).

Nhà biên kịch Đỗ Thị Thanh Hương (nổi tiếng với phim: "Trúng số", "Con dâu", "Pha lê không dễ vỡ", "Ngọc bích tình yêu"...) chua xót kể: "Có một em gái nhảy vào inbox Facebook chat với chị. Em hỏi chị có nhu cầu viết nhóm không, cho em làm chung. Thanh Hương lâu nay vẫn tự mình tác chiến độc lập nên từ chối. Tò mò, chị hỏi thăm thì cô bé cho biết mình đã có nhiều năm viết thuê kịch bản phim truyền hình cho các đạo diễn, nhà biên kịch tên tuổi.

Trước đây, hầu hết các phim em đều làm không công. Về sau có chút kinh nghiệm, em được người ta trả 200 ngàn/ tập. Đến khi biết cô bé mới 16 tuổi thì Thanh Hương hỡi ôi. "Một con bé chưa học hết cấp ba, lấy đâu ra kinh nghiệm, vốn sống để viết về tâm lý xã hội, đời sống công ty, viết lời thoại và tâm trạng một tay nghiện ma túy, của một ông giám đốc, cô thư ký…

Dù là triển khai chi tiết từ đề cương có sẵn nhưng người viết thuê vẫn là người sáng tác chính. Họ phải có đủ chất liệu và vốn sống để sáng tác, động não tạo ra những kịch bản hay và thuyết phục. Kịch bản chiếm đến 70% sự thành công của phim. Nhưng với kiểu bóc lột tàn tệ này, trách gì bây giờ có lắm phim ngô nghê, buồn cười và đầy sạn" - nhà biên kịch Đỗ Thị Thanh Hương bức xúc.

Chị cho rằng những tay "đầu nậu" trả 200 ngàn cho cô bé thì chắc họ chỉ lấy vài ý tưởng từ kịch bản của em rồi xào nấu lại. Đây là một kiểu bán "lúa non" hay giai thoại "kịch bản trong kịch bản". Họ đi gom ý tưởng của các em học sinh, sinh viên đam mê phim ảnh và viết lách rồi tập hợp lại thành kịch bản mặc cho nó tạp nham, đầu Ngô mình Sở.

Là người có nhiều kinh nghiệm nên chị cũng từng được mời biên tập các kịch bản hoàn chỉnh. Trong đó có không ít kịch bản viết theo nhóm kiểu trên. Người này viết tập này, người kia viết tập kia. Đích cuối cùng của họ là chạy theo số lượng để hòng hốt nhiều tiền nên họ không còn thời gian để ngồi bàn bạc thống nhất về nội dung, kịch tính, tình huống, sự kiện, tính cách nhân vật... Cách làm việc dễ dãi, thiếu trách nhiệm và thiếu chuyên môn như vậy nên phim ẩu tả, xuất hiện nhiều tình tiết thậm vô lý.

Gần đây, dòng phim sitcom được tiếng là ngắn gọn, nội dung gây cười, mỗi tập gói gọn nội dung chứ không kéo sang tập sau như phim truyền hình nên nhiều hãng đua nhau sản xuất. Lực lượng biên kịch vô danh ở dạng phim này bỗng chốc trở nên đông đảo. Trên mạng xã hội, muốn tìm kiếm người viết kịch bản thuê không khó. Các nhóm viết tụ họp công khai và mỗi khi ở đâu đó có dự án, họ sẽ xông pha giành giật dù số tiền chào mời thấp cỡ nào.

Hỏi sao có phim hay?

Nói về phim Việt, giới chuyên môn luôn ca thán căn bệnh trầm kha: "Thiếu kịch bản". Đạo diễn Việt Linh ví công nghiệp làm phim của chúng ta  hiện đại, chuyên nghiệp nhưng thiếu kịch bản thì  giống như chúng ta có máy bay, xe ôtô hiện đại nhưng không có bản đồ hoặc bản đồ chỉ sai đường. Vậy thì làm sao mà chạy, làm sao mà cất cánh?

Remake (làm lại) phim nước ngoài ăn khách trước đó hay cải biên từ tác phẩm văn học nổi tiếng được coi như một lối thoát tạm thời. Những bộ phim truyền hình gây sốt thời gian qua như "Sống chung với mẹ chồng", "Người phán xử"… cũng mượn kịch bản từ nước ngoài. Hiếm hoi lắm chúng ta mới có kịch bản nội hay. Nhằm tìm kiếm kịch bản hay, các cuộc thi về kịch bản lần lượt mở ra nhưng kết quả chưa thể khiến chúng ta hỉ hả vui mừng.

Tình trạng viết kịch bản thuê, nạn "cò" kịch bản ở trong Nam diễn ra có vẻ nhộn nhịp hơn phía Bắc bởi số lượng các phim truyền hình ở đây vượt trội. Quen biết nhiều hãng phim, nhận "thầu" kịch bản, những tay biên kịch hay đạo diễn có tên tuổi tìm một nhóm người để viết thuê với giá từ 200 ngàn đến 2 triệu đồng/ tập. Sau đó "cò" thuê người biên tập với giá cũng rẻ rúng như thế hoặc chính mình đảm nhiệm khâu này. Với một dự án chừng 30 tập, việc "cò" bỏ túi trên dưới 200 triệu  mà không phải tốn nhiều công sức dễ như trở bàn tay.

Khi còn là sinh viên trường sân khấu điện ảnh, Phạm Tân và Huỳnh Tuấn Anh từng viết thuê cho "cò" H.A. Mỗi tập họ được trả 1,5 triệu. Đến khi phim ra mắt, phần tác giả kịch bản hoàn toàn không có tên Tân và Anh mà là H.A. Nhân vật này cũng thuê họ viết 10 tập phim "Cổng mặt trời" với cái giá tương tự. Thảm hại hơn, cô sinh viên K.D chỉ được biên kịch D.N.T trả 500 ngàn đồng / tập cho phim "Màu tình yêu". Thậm chí, cô còn bị trừ tiền nếu kịch bản giao trễ.

Vì giá thấp, lại không được đứng tên nên gần như các biên kịch nghiệp dư trở thành nặc danh trên chính tác phẩm của mình. Điều này dẫn đến nhiều nguy hại. Họ không có chuyên môn, kinh nghiệm đã đành, các tay "đầu nậu" thuê xong thì "đem con bỏ chợ". Nên chuyện một đạo diễn hết hồn khi nhận kịch bản chi tiết mà biên kịch không hề biết kỹ thuật phân cảnh, khắc họa nhân vật hay viết thoại… trở thành chuyện không hiếm gặp.

Bù vào số tiền bèo bọt không đáng công sức và thời gian đầu tư, các tay viết thuê "ma lanh" viết qua loa hoặc tranh thủ "đạo", "xào" lại tình huống, lời thoại của phim khác, đặc biệt là phim Hàn, phim Trung Quốc… cho lẹ. Phim có bị chê bai thì tay biên kịch đứng tên gánh chứ dân viết thuê có được đứng tên đâu, ai biết mà sợ. Do đó, các phim thường có kịch bản na ná nhau, tình tiết bị Hàn Quốc hóa, Trung Quốc hóa…

Biết chất lượng kịch bản kiểu này thường dở ẹc nên "đầu nậu" cũng không dám đứng tên thật mà dùng vô số bút danh. Rút cuộc, chẳng còn ai biết ai. Tình trạng này kéo chất lượng phim truyền hình phía Nam xuống mức báo động. Bây giờ, từ nhiều ngàn tập, các hãng phim lớn nhanh chóng cắt giảm ở mức cầm chừng. Không ít đạo diễn phim truyền hình, diễn viên và đội ngũ sản xuất bị ngồi chơi xơi nước.

Thật ra viết theo nhóm mang lại nhiều cái lợi. Nhiều biên kịch có kinh nghiệm biết cách lựa chọn cộng tác viên phù hợp (ít nhất cũng có chút ít kiến thức hoặc được đào tạo về phim ảnh) để họ phát huy sở trường của mình theo từng dự án. Người chịu trách nhiệm chính sẽ là người chỉ vẽ, dẫn dắt, kết hợp các cộng tác viên lại để cùng nhau làm ra một kịch bản chất lượng với thời gian nhanh gọn. Tuy nhiên, sự ăn chia quyền lợi không sòng phẳng,  người viết thuê không được đứng tên trên kịch bản và việc lựa chọn người viết thuê vô tội vạ đã khiến công việc này mang nhiều gam màu xám.

Phan Thi Uyên

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文