Những chiếc lá tàn

08:02 24/03/2015
Tháng giêng, vạn vật đều hừng hực sức sống. Nhất là cây lá. Muôn hoa đua nở và muôn chồi non bung sắc xanh huyền diệu trên cây. Thế nhưng không chỉ có màu xanh. Những sáng đi làm sớm, qua màn khói sương mờ ảo rất đặc trưng của tháng giêng đồng bằng Bắc Bộ, chị hay mê mải ngắm nhìn những chiếc lá đang tàn dần trên cây.

Lá bàng. Lá bằng lăng. Lá lộc vừng. Ba loại cây ấy rụng lá muộn nhất trong muôn loài thì phải. Chắc tại sức sống của nó mãnh liệt quá, nên có thể chống chọi qua được mùa đông dài buốt lạnh. Nhưng khi xuân sang, như một nghịch lý, khi tất cả mọi cây cối đang hớn hở đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, thì những tán bàng, bằng lăng, lộc vừng âm thầm trút lá.

Trước khi những chiếc lá lìa cành rụng xuống, chúng cháy rực lên trong sắc đỏ, sắc vàng lộng lẫy. Khó có thể miêu tả một cách chính xác vẻ đẹp huy hoàng của những chiếc lá sắp tàn. Dường như bao nhiêu sức lực, bao nhiêu tâm huyết còn lại đều dồn trong sắc lá chói chang ấy. Lá sẽ cháy rừng rực một vài ngày, rồi theo gió, lặng lẽ đậu xuống hè phố. Giữa sắc xanh non tơ miên man của mùa xuân, những tán lá sắp tàn như những quầng lửa rực lên thắm thiết. Rực lên như một lời nhắc nhở. Như một nỗi buồn lộng lẫy và kiêu hãnh. Dẫu biết chỉ mai thôi, mình sẽ rời cành...

Không hiểu tại sao giờ chị lại để ý và say mê ngắm những tán lá rực lên dọc hè phố tháng giêng và thấy nó đẹp lạ lùng. Vẻ đẹp dữ dội và mãnh liệt. Vẻ đẹp đến tận cùng. Như không hề bận tâm đến ngày mai chia cách. Không hề chạnh lòng xa xót trước những lộc non chồi biếc đang mơn mởn đầy trời tháng giêng mưa bụi...

Phải ở tuổi nào đó, người ta mới có thể nhận biết được vẻ đẹp lạ lùng của những chiếc lá vàng, lá đỏ đang cháy lên đầy kiêu hãnh lần chót trước lúc lìa cành. Cũng chỉ ngày một ngày hai thôi, những tán lá lộng lẫy ấy sẽ trút xuống và trên cành sẽ lại biêng biếc sắc xanh. Sẽ không ai nhớ đến những tán lá của ngày xưa cũ nữa. Cuộc sống vẫn trôi theo quy luật nghiệt ngã muôn đời. Nhưng những chiếc lá vẫn thản nhiên mà lộng lẫy, lộng lẫy đến tận cùng…

Làm sao sống được như những chiếc lá kia? Rực rỡ, lộng lẫy, huy hoàng một cách kiêu hãnh đến tận phút cuối cùng chứ không rũ rượi, lờ đờ, héo hắt ngay từ lúc còn xanh?

Nguyễn Thị Việt Nga

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文