Sân khấu Hà Nội 2019: Làn gió mới từ đạo diễn “ngoại”

09:19 20/01/2020
Mấy năm gần đây, việc một đạo diễn người nước ngoài tham gia dàn dựng các vở diễn sân khấu bao gồm cả kịch hát truyền thống không còn là một “hiện tượng lạ” nữa. Một đời sống sân khấu trẻ trung hơn, sôi động hơn và hội nhập hơn, mang hơi thở đương đại nhiều hơn là điều nhiều nghệ sĩ, những người quan tâm đến đời sống sân khấu đang hướng đến. Trong đó, việc làm mới sân khấu Việt với các đạo diễn người nước ngoài đang được kỳ vọng là một “làn gió mới”...


“Làn gió mới” ở Nhà hát Tuổi trẻ

Cuối tháng 11, Nhà hát Tuổi trẻ đã công diễn vở “Romeo và Juliet” - một vở kịch kinh điển của nhà viết kịch lỗi lạc Wiliam Shekespeare. Đây có lẽ là vở kịch được dàn dựng và biểu diễn nhiều nhất trên thế giới, với hàng ngàn nhà hát thuộc hầu khắp các quốc gia ở cả 5 châu lục. Ở Việt Nam, “Romeo và Juliet” từng được dàn dựng bởi nhiều đơn vị nghệ thuật, trong đó Nhà hát Tuổi trẻ cũng đã từng dàn dựng vở diễn này vào năm 1982 gắn với tên tuổi cố NSND Anh Tú, NSND Lê Khanh, NSƯT Chí Trung...

Và năm 2017, lúc đang giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, NSND Anh Tú đã dàn dựng thành công vở “Romeo và Juliet” với sự góp mặt của một dàn diễn viên trẻ đầy hứa hẹn. Phiên bản “Romeo và Juliet” 2019 của Nhà hát Tuổi trẻ lần này chứa đựng nhiều yếu tố mới lạ, được dàn dựng bởi đạo diễn Beverly Blankenship - nữ đạo diễn người Áo đã nổi danh ở châu Âu trong nhiều năm qua.

Với vở diễn này, Nhà hát Tuổi trẻ sẽ có phụ đề tiếng Anh, thuận lợi cho khán giả là người nước ngoài sinh sống ở Hà Nội có thể đến thưởng thức.

Từ trên xuống: Hai nữ đạo diễn đến từ châu Âu Amélie Niermayer và Beverly Blankenship đã đem đến cho sân khấu Hà Nội 2019 một làn gió mới.

Đạo diễn Beverly Blankenship là người đã tham gia giảng dạy trong một dự án sân khấu tại Hà Nội từ năm 2010. Bà từng tâm sự là “bị cuốn hút và chinh phục bởi một đời sống sân khấu nhiều màu sắc ở Việt Nam” nên đã trở lại giảng dạy tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, là người đã đứng ra tổ chức nhiều hoạt động giao lưu giữa các nghệ sĩ, giảng viên và sinh viên chuyên ngành nghệ thuật của Việt Nam tới thăm Đại học Âm nhạc và nghệ thuật Sân khấu Vienna (Áo).

Được đánh giá là một nhà hát năng động, trẻ trung và luôn cập nhật những xu hướng mới của sân khấu thế giới, Nhà hát Tuổi trẻ đã mời đạo diễn Beverly Blankenship hợp tác để dàn dựng phiên bản mới của “Romeo và Juliet” sau gần 40 năm kể từ khi nhà hát này có bản dựng đầu tiên.

Đạo diễn Beverly Blankenship và các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ đã có nhiều thời gian để chia sẻ những say mê, ý tưởng, tâm huyết trong việc dàn dựng kịch bản “Romeo và Juliet” với một bản diễn mới lạ, tràn đầy năng lượng và nhịp điệu thời đại như đã ra mắt khán giả Thủ đô trong thời gian qua.

NSƯT Sĩ Tiến - Phó Giám đốc Phụ trách biểu diễn của Nhà hát Tuổi trẻ chia sẻ: “Dàn dựng một kịch bản đã vô cùng quen thuộc với khán giả toàn thế giới thành một vở diễn hấp dẫn là một thách thức không nhỏ đối với bất kỳ nhà hát nào. Làm mới một vở diễn đã từng thành danh tại Nhà hát Tuổi trẻ, đã có hàng trăm đêm diễn lại càng khó khăn hơn. Phiên bản “Romeo và Juliet” được kỳ vọng là sẽ vượt qua được chính mình, góp phần tôn vinh những giá trị tốt đẹp vĩnh cửu của nhân loại thông qua sân khấu...”.

Phải nói rằng, năm 2019 vừa qua là một năm Nhà hát Tuổi trẻ đã có sự hợp tác tích cực và hiệu quả với nhiều đạo diễn người nước ngoài. Trước “Romeo và Juliet”, tháng 10-2019 dự án dàn dựng và sân khấu khóa tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du do Viện Goethe tại Hà Nội khởi xướng, hợp tác cùng Nhà hát Tuổi trẻ khiến đông đảo khán giả quan tâm, chú ý.

Tham gia dự án này, ngoài 3 đạo diễn người Việt là NSƯT Trần Lực, NSƯT Bùi Như Lai, NSƯT Sĩ Tiến còn có nữ đạo diễn Amélie Niermayer - một đạo diễn nổi tiếng đã làm việc cho nhiều nhà hát nói tiếng Đức và là đạo diễn của nhiều tác phẩm opera ở Đức và nước ngoài. Với 3 trích đoạn ngắn (20-25 phút), dự án sân khấu hóa tác phẩm “Truyện Kiều” đã hướng đến việc thử nghiệm những góc nhìn mới về thân phận và vai trò của người phụ nữ được thể hiện trong “Truyện Kiều”, đồng thời đi tìm lời giải cho câu hỏi “Những tác phẩm kinh điển nào có thể đưa lên sân khấu đương đại?”.

Cách đây hơn 1 năm, vào tháng 12-2018, Nhà hát Tuổi trẻ đã hợp tác với Nhà hát Không tường (Nhật Bản) để cùng dàn dựng và biểu diễn vở kịch “Cậu Vanya”. Đây là một tác phẩm lừng danh của văn hào Nga A.P. Chekhov.

Dự án hợp tác này nằm trong khuôn khổ các hoạt động thúc đẩy hợp tác và giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và Nhật Bản thông qua các tác phẩm sân khấu kinh điển của thế giới. Tác phẩm đã quy tụ được nhiều nghệ sĩ tài năng của cả hai nước tham gia và đây là lần đầu tiên các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi trẻ được thực hiện theo quy chuẩn dàn dựng tác phẩm sân khấu rất khắt khe, hiện đại cùng các chuyên gia về sân khấu hàng đầu của Nhật Bản.

Một cảnh trong vở “Romeo và Juliet” của Nhà hát Tuổi trẻ phiên bản 2019 dưới bàn tay của đạo diễn Beverly Blankenship.

Vì thế, các nghệ sĩ tham gia dự án này như NSND Lê Khanh, NSƯT Đức Khuê, Thu Quỳnh, Thanh Dương, Hương Thủy... đều rất hào hứng. Sau khi vở diễn “Cậu Vanya” được biểu diễn thành công tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, vở diễn tham gia Liên hoan quốc tế sân khấu Thử nghiệm lần thứ IV-2019 hồi tháng 10 vừa qua và đã trở thành 1 trong 4 vở diễn xuất sắc giành được Huy chương Vàng. Liên hoan quốc tế sân khấu Thử nghiệm lần thứ III-2016, Nhà hát Không tường cùng đạo diễn Tsuyoshi Sugiyama cũng từng đoạt Giải Xuất sắc với vở diễn “Chim hải âu” - cũng là một tác phẩm của nhà văn Chekhov.

Sự đổi mới cần thiết

Có thể nói, năm 2019 vừa qua, sân khấu Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực đến từ sự góp mặt của các đơn vị sân khấu tư nhân như nhóm Lucteam của NSƯT Trần Lực và Sân khấu Lệ Ngọc của NSND Lệ Ngọc. Nhân dịp Quốc tế thiếu nhi 1-6, Sân khấu Lệ Ngọc đã mời đạo diễn, Tiến sĩ Chua Soo Pong - một đạo diễn người Singapore rất có ảnh hưởng trong khu vực châu Á - đến Hà Nội dàn dựng vở “Tấm Cám” (kịch bản của nhà văn Nguyễn Hiếu).

Vở diễn này đã có nhiều đêm khán giả thiếu nhi chật kín khán phòng bởi công tác truyền thông, quảng cáo, tiếp thị đến các trường học của Sân khấu Lệ Ngọc hiện đang được thực hiện khá chuyên nghiệp. Vốn là câu chuyện cổ tích Việt Nam quen thuộc, song kịch bản lần này cũng được nhà văn Nguyễn Hiếu làm mới bằng việc bỏ đi những chi tiết bị xem là thiếu nhân văn ở phần cuối truyện, thay vào đó là các chi tiết được mềm hóa, hiện thực hóa đi như hình ảnh Bụt được thay bằng hình ảnh mẹ của Tấm với ý nghĩa tấm lòng bao dung của người mẹ sẽ che chở và đem đến những điều tốt đẹp nhất cho con. Sau khi biểu diễn tại Việt Nam, vở diễn “Tấm Cám” sẽ được Sân khấu Lệ Ngọc đưa đi dự “Liên hoan nghệ thuật thiếu nhi quốc tế” tổ chức tại Nhật Bản năm 2020.

Tên tuổi của đạo diễn người Singapore Chua Soo Pong không hề xa lạ với khán giả Việt Nam. Trước vở “Tấm Cám”, đạo diễn Chua Soo Pong từng có 2 lần hợp tác với Sân khấu Lệ Ngọc trong các vở diễn dành cho thiếu nhi là “Đám cưới con gái chuột” và “Con gà trống”. Hai vở diễn này cũng nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài theo các chương trình hợp tác về sân khấu, liên hoan sân khấu quốc tế và khu vực. Điều này cho thấy, đạo diễn Chua Soo Pong rất có duyên với sân khấu Việt Nam, đặc biệt là kịch thiếu nhi - loại hình ông dành rất nhiều tâm huyết.

Cách đây vài năm, đạo diễn Chua Soo Pong từng có sự hợp tác thành công với Nhà hát Tuồng Việt Nam với vở “Dưới bóng đa huyền thoại” do ông viết kịch bản đồng thời làm đạo diễn. Đây cũng là sự kiện đánh dấu hợp tác đầu tiên giữa một đạo diễn người nước ngoài với loại hình sân khấu Tuồng ở Việt Nam, mang đến những trải nghiệm mới lạ cho cả đạo diễn và diễn viên của Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Có thể thấy, trong thời kỳ đổi mới - hội nhập với thế giới trong kỷ nguyên công nghệ số này, sự hợp tác, giao lưu với các nền sân khấu thế giới, với các đạo diễn đương đại tài năng của thế giới sẽ đem đến cho sân khấu Việt Nam những bước khởi sắc đáng mừng. Nỗ lực của các nghệ sĩ đưa sân khấu Việt Nam bắt nhịp với những bước chuyển mình, sự mới mẻ, hiện đại của sân khấu thế giới trong thời gian qua là điều đáng được ghi nhận và cổ vũ.

Nguyệt Hà

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文