Về làng Nguyễn nghe kể sử, ăn bánh cáy, xem rối nước

18:43 04/01/2020
Nói về sự tích nơi chôn nhau cắt rốn của mình, người cựu chiến binh già Nguyễn Quang Quý ở làng Nguyễn kể rằng, làng được hình thành vào thời kỳ tiền Lê, khoảng cuối thế kỷ X với tên nôm là Kẻ Lũ. Thời khởi thủy đó, làng có tới gần 36 trại lẻ nằm xen lẫn với hàng trăm sông ngòi, đầm đìa. Thế nên mới có chuyện lý thú: làng có tới 36 đình chùa, miếu mạo... và gần từng đó dòng họ Nguyễn. Do vậy, làng mang tên: Nguyễn!

Đến cuối thế kỷ XX, làng Nguyễn đổi tên thành: Nguyễn Xá, thuộc tổng Cổ Cốc, huyện Thần Khê, phủ Tiên Hưng, Trấn Sơn Nam Hạ. Nhưng vì không dám “phạm húy” với tên họ của nhà vua nên người ta mới bỏ dấu ngã trên chữ “Nguyễn” mà đọc thành: Nguyên Xá! Thời hiện tại, ai gọi tên làng là “Nguyên Xá” hay làng “Nguyễn” cũng đều là một. Ngôi làng ấy thuộc “biên chế” xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ông Nguyễn Quang Quý - người cựu du kích năm xưa thủ thỉ, trước khi thế hệ ông - những nam thanh nữ tú bấy giờ mới mười bốn, mười lăm - xiết chặt tay nhau thành lập ra một đoàn quân du kích cảm tử để tạo nên một lũy thép thành đồng của vùng châu thổ sông Hồng trước năm 1954 thì trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược phương Bắc để cứu nước và giữ nước, người làng Nguyễn đều có mặt. Tới lúc vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương, các cụ Nguyễn Trọng Các, cai Ðốc, cai Vĩnh, cai Bình, quyền Quy,.. đã tổ chức một lực lượng ở làng Nguyễn kéo lên cướp phủ đường Tiên Hưng, liên kết với nghĩa quân của đốc Ðen, đốc Nhung, bang Tốn... chống thực dân Pháp.

Tượng đài du kích làng Nguyễn.

Bất giác, ký ức về những năm tháng kháng chiến trường kỳ nhưng đầy vẻ vang ấy thi nhau hiện ra trước mắt chú bé chăn trâu -  anh chàng liên lạc kiêm quân báo trẻ trung sôi nổi và đầy nhiệt huyết như những thước phim quay chậm. Ông Quý rưng rưng bảo, nay đã ở cái tuổi “gần đất xa trời”, nhưng với ông, người đã hơn 60 năm tuổi Đảng, những sự kiện oanh liệt của thời chống Pháp như vừa mới diễn ra hôm qua, hôm kia mà thôi.

Làng Nguyễn nằm ở ngã ba sông, nơi quốc lộ 10 và 39 gặp nhau, cạnh cầu Nguyễn có một vị trí quan trọng về giao thông và quân sự nên khi giặc Pháp tràn về chiếm đóng Thái Bình, chúng đã lập một hệ thống đồn bốt dày đặc ven đường 10, mở nhiều trận càn lớn đánh vào vùng du kích Tiên - Duyên - Hưng (ba huyện phía Bắc tỉnh Thái Bình). Làng Nguyễn lọt vào giữa vòng vây của 14 vị trí chiếm cứ của giặc, phải đương đầu với giặc ngay từ trận càn đầu tiên.

Ngoài hàng trăm thanh niên gia nhập Vệ quốc đoàn, ngày đó, những người ở lại hậu phương đã thành lập 17 trung đội dân quân, du kích (trong đó có một trung đội du kích thường trực chiến đấu) với hơn tám trăm người tham gia đánh giặc giữ làng nhằm chặn đứng âm mưu bình định toàn bộ vùng đồng bằng Liên khu 3 của giặc Pháp. Bất kể ngày đêm, mặc cho thời tiết khắc nghiệt mức nào, ngoài nhiệm vụ của một liên lạc viên kiêm quân báo, Nguyễn Quang Quý vẫn hăng hái cùng bộ đội, anh chị em dân quân và bà con làng Nguyễn liên tục đào hào, đắp lũy, trồng tre… xây dựng làng kháng chiến.

Do vậy, địch muốn vào được làng Nguyễn bắt buộc phải qua con ngòi sâu rồi đến giậu tre dày, lũy đất cao. Không chỉ có thế, người dân làng Nguyễn còn đào 13.224 mét giao thông hào bao quanh làng, gần 25.000 hố cá nhân và hầm bí mật; qua ba cổng làng và hơn chục cổng nhỏ vào các thôn đóng mở kiểu chống lên, hạ xuống có gài mìn, cài chốt, có người canh gác, tạo nên một lũy thép thành đồng bất khả xâm phạm.

Để có vũ khí đánh giặc, gia đình ông Quý đã cùng dân làng tự nguyện quyên tiền, góp thóc mua 12 khẩu súng trường, 700 quả lựu đạn và 164 quả mìn. Dù số vũ khí ấy khá ít ỏi, song cùng với lòng dân làng Nguyễn đã tạo thành một “pháo đài đồng bằng” vô cùng vững chắc.

Là một trong bảy thành viên của đội quân báo khi mới 15 tuổi, ông Nguyễn Hữu Yến bỗng trở nên phấn chấn hẳn lên khi đỡ lời người đồng đội đang ngồi bên cạnh, rằng, trong thời gian chín năm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” đó, người làng Nguyễn đã đánh tất cả hơn 173 trận lớn nhỏ, diệt hơn 1.172 tên giặc, làm bị thương 346 tên,  bắt sống 198 tên và đốt cháy, phá hỏng 12 xe các loại, thu 573 khẩu súng. Giặc đã mở hàng chục trận càn lớn nhỏ, đốt hàng nghìn ngôi nhà, giết 53 người dân thôn nhưng vẫn không thể triệt hạ được "pháo đài đồng bằng" bởi thế trận lòng dân làng Nguyễn.

Người bạn vừa dứt lời thì cựu du kích quân Nguyễn Văn Trù cảm động nhớ lại, thời chín năm đó, người nông dân chân đất áo nâu làng Nguyễn không chỉ giỏi dùng mã tấu và cầm súng đánh giặc giữ làng mà còn vững tay cày, hăng hái thi đua lao động, đưa năng suất lúa đạt mức cao nhất tỉnh: 6,547 tấn/ha. Do đó, người làng Nguyễn không những chủ động tự túc được lương thực mà còn cung cấp, chi viện cho mặt trận.

Bánh cáy - món quà quê đặc sản làng Nguyễn.

Trong hội nghị toàn quân tháng 4 .1952, làng Nguyễn là một trong hai địa phương trong cả nước vinh dự được Bác Hồ kính yêu tặng cờ “Làng kháng chiến kiểu mẫu” cùng với 5 huy hiệu cao quý của Người. Những năm chống Mỹ, cứu nước, chỉ với những khẩu súng trường thô sơ, dân quân làng Nguyễn đã bắn rơi hai máy bay của địch. Cùng với chiến công những năm chống thực dân Pháp, người làng Nguyễn vinh dự được trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Dòng hồi ức hào hùng của những người cựu du kích quân chưa kịp lắng xuống thì bà chủ nhà mang mấy đĩa bánh cáy vừa làm xong còn ấm hơi người ra mời khách. Vui chuyện, bà lão hãnh diện khoe với khách, từ bao đời nay, sản phẩm bánh cáy làng Nguyễn không chỉ là thương hiệu; thành đặc sản trứ danh của làng mà còn là của cả tỉnh Thái Bình. Tổ nghề bánh cáy là bà Nguyễn Thị Tần, con gái Phúc Ðình hầu Nguyễn Công Ðoan Tước. Bà được vua Lê Hiển Tông tuyển làm phi, giao nhiệm vụ nhũ mẫu của Hoàng thái tử Lê Duy Vỹ. 

Lúc thái tử  Lê Duy Vĩ bị giam hãm, người duy nhất được vào cấm cung thăm nom là nhũ mẫu Nguyễn Thị Tần. Thấy thái tử ăn uống kham khổ quá, bà làm ra thứ bánh cáy mang vào nuôi hoàng thái tử, sau truyền về quê hương, được dân làng Nguyễn tôn là tổ nghề, lập đền thờ phụng. Được hưởng lộc của bà tổ nghề Nguyễn Thị Tần, ở làng Nguyễn bây giờ có tới gần 400 hộ gia đình quanh năm làm món quà quê dân dã mà cao sang đó với sản lượng 120 - 150 tấn/ tháng. 

Đêm cuối thu ấy, người cựu du kích quân Nguyễn Quang Quý rủ khách ra xem phường rối nước của làng biểu diễn. Trong lúc chờ màn trò khai diễn, ông Nguyễn Quang Quý ghé vào tai khách mà buông những lời xúc động: ra đời cách đây hơn 700 năm, phường rồi nước làng Nguyễn là cái nôi của nghệ thuật rối nước Việt Nam ta đấy nhé. Phường có có tới hơn 30 tiết mục đặc biệt, mang tính bí truyền.

Một lúc nọ, đã tưởng phường rối của làng rã đám, vì chả có tiền hoạt động. May sao, vào một ngày đẹp trời của năm 1954, Bác Hồ về thăm làng Nguyễn. Hay chuyện phường rối nước của làng gặp cơn bĩ cực, Bác Hồ đã ra chỉ thị phải duy trì hoạt động cho bằng được. Mới đây, phường rồi nước của làng được Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia đấy chứ. Nói đoạn ông Quý run run chấm nước mắt.

Rồi cũng tới lúc chú Tễu xuất hiện trước cửa thủy đình của phường rối làng Nguyễn mở màn cho một đêm diễn tưng bừng. Đấy cũng là lúc điệu chèo đào liễu ngọt lịm đầy mê hoặc vút lên: “Em đưa anh về thăm làng Nguyễn / Một làng quê nên nhạc nên thơ / Một vùng quê đang từng giờ thay đổi / Từ thị trấn Đông Hưng rẽ vào đường 39 / Đã nghe vị chèo của bánh cáy quê hương…” dẫn dụ cho màn giáo đầu của chú Tễu.

Trong cái không gian đầy màu cổ tích ấy, bất giác hướng ánh mắt rưng rưng về một nơi thật xa, và chân đánh theo nhịp phách, người du kích lão thành của làng Nguyễn khe khẽ cất cái giọng trầm ấm ngân theo những ca từ của điệu chèo khiến cho đêm thu ở nơi chốn quê thành đồng anh hùng mà hiền hòa bình dị càng thêm vi diệu, thần thánh.

Lê Công Hội

Chuỵện xảy ra đã gần 60 năm nhưng bây giờ được nghe kể lại, vẫn thấy nóng hổi. Các chiến sĩ biệt động thành Nha Trang: Võ Đình Thu, Bùi Chạn, Huỳnh Văn Khoa giờ đã trên dưới tám mươi. Một ngày đầu Xuân Giáp Thìn, tôi và các ông đã gặp Thiếu tướng Lê Ngọc Sanh.

Từ nhiều năm qua, hơn 60 hộ gia đình nông dân ở thôn Lễ Lộc Bình, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa (Phú Yên) bức xúc vì con đường đi ra đồng đất Khu A hình thành lâu đời bỗng bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho một hộ dân, cất nhà trên đó; để rồi bà con không có lối đi để sản xuất, vận chuyển nông sản.

Thừa Thiên Huế đang vào mùa cao điểm xây dựng với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai đồng loạt nên nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ tai nạn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm các vi phạm…

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng khẳng định tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 ngày 26/4. Bộ Xây dựng cho biết, trước tình trạng giá chung cư tăng bất thường từ đầu năm 2024, đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, cơ quan này đã thành lập đoàn kiểm tra tại một số chung cư đang được rao bán với giá rất cao ở Hà Nội. Tuy nhiên, trái ngược với dư luận về việc thị trường tăng "nóng", thực tế lượng giao dịch rất ít.

Hôm nay, Bắc và Trung Bộ tiếp tục hứng chịu nắng nóng đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 38-40 độ C, nhiều nơi trên 41 độ C. Nắng nóng đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân, nhất là sức khỏe.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư; ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Tối 26/4, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), trưa cùng ngày, tại khu vực Kẹt Càng đước (thuộc ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn) xảy ra cháy rừng, lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các giải pháp dập lửa.

Liên quan sự cố hàng chục học sinh ở huyện miền núi Khánh Sơn nhập viện sau khi ăn sáng từ hàng rong như Báo CAND đã thông tin, chiều 26/4 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã có báo cáo kết thúc điều tra vụ việc này.

Ngày 25/4, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Giám đốc Công an tỉnh Nam Định về thành tích triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc chiếm đoạt tài khoản, dữ liệu người dùng trên mạng xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文