Xung quanh việc phục chế bức tranh 74 tuổi của danh họa Nguyễn Gia Trí

08:00 27/11/2013

Họa sĩ Nguyễn Lâm còn nhớ, trong cuộc sống, danh họa Nguyễn Gia Trí là người rất khó tính. Lối sinh hoạt và làm việc của ông nền nếp, nghiêm khắc và miệt mài. Mỗi buổi sáng, cứ bắt đầu giờ vẽ là ông đóng cửa phòng làm việc và không tiếp bất cứ ai. Ngay cả người bạn thân của ông hồi đó là Lê Văn Đệ muốn mời ông tới giảng dạy mỗi tuần đôi giờ để lấy thêm uy tín cho Trường vẽ Gia Định (nay là Đại học Mỹ thuật Tp HCM) ông cũng từ chối. Với hai họa sĩ trẻ Nguyễn Lâm và Hiếu Đệ ngày đó, ông chỉ sẵn lòng giải đáp những khúc mắc cụ thể trong lúc làm nghề mà không giảng giải tuần tự theo lối từ A đến Z...

Ngày 4/11 vừa qua, họa sĩ Nguyễn Lâm, một trong số ít ỏi những họa sĩ có thâm niên đeo đuổi nghệ thuật sơn mài truyền thống hơn nửa thế kỷ, đã hoàn thành công việc phục chế bức tranh sơn mài khổ lớn (3m x 1,8m) có tên "Đám rước" (vẽ năm 1939) của danh họa Nguyễn Gia Trí (1908-1993). Đây là bức tranh được treo tại Tòa khâm sứ Pháp (cũ), nay là Tổng lãnh sự quán Pháp tại Tp HCM. Không đơn giản là công việc liên quan tới một tác phẩm hội họa bị hư hỏng theo thời gian, quá trình phục chế một bức tranh ra đời cách nay đã 74 năm còn cho ta biết nhiều câu chuyện thú vị xung quanh bức tranh nổi tiếng này.

Những năm 58-60 của thế kỷ trước, họa sĩ Nguyễn Gia Trí vào sinh sống tại Sài Gòn. Ông bắt đầu nổi danh và vẽ nhiều tranh nhất thời gian này. Có thể nói, đây là giai đoạn đỉnh cao trong sự nghiệp của vị bậc thầy sơn mài. Lúc này, Nguyễn Lâm và Hiếu Đệ là hai họa sĩ trẻ đã có chút tiếng tăm tại Sài Gòn và cũng chung niềm say sưa với nghệ thuật sơn mài truyền thống. Cả hai có quen với một người là bạn của anh trai họa sĩ Nguyễn Gia Trí. Sự quen biết đó cộng với mối quan tâm chung là sơn mài khiến hai họa sĩ trẻ mạo muội tới làm quen và xin được thỉnh giáo họa sĩ Nguyễn Gia Trí.

Họa sĩ Nguyễn Lâm còn nhớ, trong cuộc sống, danh họa Nguyễn Gia Trí là người rất khó tính. Lối sinh hoạt và làm việc của ông nền nếp, nghiêm khắc và miệt mài. Mỗi buổi sáng, cứ bắt đầu giờ vẽ là ông đóng cửa phòng làm việc và không tiếp bất cứ ai. Ngay cả người bạn thân của ông hồi đó là Lê Văn Đệ muốn mời ông tới giảng dạy mỗi tuần đôi giờ để lấy thêm uy tín cho Trường vẽ Gia Định (nay là Đại học Mỹ thuật Tp HCM) ông cũng từ chối. Với hai họa sĩ trẻ Nguyễn Lâm và Hiếu Đệ ngày đó, ông chỉ sẵn lòng giải đáp những khúc mắc cụ thể trong lúc làm nghề mà không giảng giải tuần tự theo lối từ A đến Z.

Với họa sĩ Nguyễn Lâm, còn một cái duyên tình cờ nữa đưa ông tới gần hơn với những kỹ thuật sơn mài của danh họa Nguyễn Gia Trí. Chẳng là người thợ phụ vẽ cho họa sĩ Nguyễn Gia Trí - họa sỹ Nguyễn Văn Tây - có nhà ở sát vách nhà Nguyễn Lâm. Sẵn những đam mê từ lâu với sơn mài truyền thống, quan sát cách làm việc của ông Nguyễn Văn Tây, họa sĩ Nguyễn Lâm đã tỉ mẩn mày mò để học hỏi tường tận cách vẽ sơn mài của bậc thầy Nguyễn Gia Trí. Hẳn nhiên ngày đó,  Nguyễn Lâm không thể biết, hơn nửa thế kỷ sau, ông lại là người được chọn để phục chế một tác phẩm sơn mài khổ lớn rất có giá trị của vị tiền bối này.

Từ hơn mười năm trước, họa sĩ Nguyễn Lâm đã có cơ hội tiếp xúc lần đầu với bức tranh sơn mài "Đám rước" của danh họa Nguyễn Gia Trí. Lần đó, một nữ tác giả người Pháp khi viết cuốn sách về lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã bỏ công sang Việt Nam tìm gặp nhiều họa sĩ. Nguyễn Lâm là một trong số những người được đề cập tới trong cuốn sách. Sau khi công trình xuất bản, nữ tác giả đã mời ông tới Tổng lãnh sự quán Pháp tại Tp HCM để tặng sách. Và lần đó, ông đã được ngắm bức tranh "Đám rước".

Họa sĩ Nguyễn Lâm và con gái Lâm Lan đang đánh bóng bức tranh.

Ngay từ lần tiếp xúc đó, ông đã nhận ra sự xuống cấp đáng lo ngại của chất lượng bức tranh. Bề mặt tranh bị bụi bặm đóng lại giống như một thỏi chocolate. Màu son đỏ như gạch tôm vốn tươi tắn là thế, nhưng theo thời gian, cũng đã nhạt gần hết. Trên thực tế, từ lâu, Tổng lãnh sự quán Pháp cũng có ý tìm người phục chế bức tranh. Nhưng do những điều kiện khắt khe của họ liên quan tới công tác này, cộng thêm việc không dễ tìm ra họa sĩ am hiểu tường tận về sơn ta và nghệ thuật sơn mài truyền thống, nên việc phục chế cứ lần lữa gác lại cả chục năm trời.

Cùng thời gian đó, Nguyễn Lâm có nhận dạy vẽ cho một họa sĩ người Pháp. Suốt ba năm trời, mỗi năm, anh này dành khoảng ba tháng sang tận nhà Nguyễn Lâm học vẽ sơn mài. Chứng kiến lối làm việc nghiêm túc, say sưa, hiểu được sự kỹ lưỡng và kỳ công của thầy trong khi làm tranh, người học trò đã tiến cử ông với người bạn vốn là một nhân viên trong Tổng lãnh sự quán Pháp tại Tp HCM. Sau đó, họa sĩ Nguyễn Lâm đã được mời tới "bắt bệnh" cho bức tranh của danh họa Nguyễn Gia Trí.

Sau khi xem xét tỉ mỉ thực trạng tác phẩm, họa sĩ Nguyễn Lâm đã làm phiếu miêu tả những hư hại cụ thể, kèm theo phương án phục chế sao cho hợp lý, an toàn và đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho bức tranh. Mất ba tháng chờ đợi để đề xuất của ông được chính phủ Pháp phê duyệt, tới tháng 9/2013, ông chính thức được dành một phòng riêng để phục chế tranh ngay trong Tổng lãnh sự quán Pháp, dưới sự giám sát chặt chẽ của các nhân viên nơi đây.

Cho tới giờ, vẫn chưa ai biết bức tranh "Đám rước" được họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ tại Hà Nội năm 1939 do ai đặt hàng. Thứ nữa, thông tin về quá trình di chuyển của bức tranh này từ Hà Nội vào tới Tổng lãnh sự quán Pháp ở Tp HCM như thế nào cũng chưa ai hay. Nhiều người chỉ biết, từ sau giai đoạn chúng ta tiếp quản lại trụ sở Tòa khâm sứ Pháp, bức tranh đã được treo ở đó.

Theo họa sĩ Nguyễn Lâm, bức tranh "Đám rước" được vẽ theo lối sơn mài phổ biến trong giai đoạn từ 1936-1940, gọi là sơn mài khắc trũng hay sơn khắc. Bức tranh miêu tả những cảnh tượng sinh hoạt quen thuộc của người dân miền Bắc như đi úp cá bằng nơm, đi đẩy xe cút kít, lễ rước các thần, rồi hình ảnh các cây cổ thụ, những mái đình mái chùa, v.v... Tất cả những chi tiết đó đã được người họa sĩ tài danh bố cục lại theo một cách riêng đầy cảm xúc và cũng rất Việt Nam.

Trong nguyên tắc phục chế tranh, người phục chế phải làm sao bảo tồn được tối đa các đường nét, màu sắc của tác phẩm nguyên gốc. Với sơn mài, để "đọc" được các màu sắc một cách chính xác, tiếp đó tìm ra cách thể hiện đúng màu sắc đó đòi hỏi người họa sĩ phải rất "cao tay". Nếu không thật hiểu kỹ thuật vẽ cũng như sự độc đáo trong cách dùng màu sắc của tác giả bức tranh gốc, người họa sĩ phục chế không những không hoàn thành nhiệm vụ mà còn có thể phá hủy bức tranh.

Ví dụ, chỉ nói riêng màu đỏ tươi như gạch tôm, họa sĩ Nguyễn Gia Trí chỉ dùng son Tàu để tạo màu đó trong tranh ông. Đó là loại chất liệu đẹp và rất đắt tiền. Nhờ có quá trình gần gũi trò chuyện và học hỏi nên họa sĩ Nguyễn Lâm đã vượt qua thách thức "giải mã màu sắc" không hề đơn giản này. Kế đó, bằng các kỹ thuật riêng trong xử lý với chất liệu sơn mài truyền thống, Nguyễn Lâm và ba cộng sự (đều là con ông, cũng đồng thời là ba họa sĩ) đã dùng nước lọc rửa sạch, sau đó lấy bụi than và dùng tay đánh bóng mặt tranh.

Theo họa sĩ Trịnh Cung, ở các nước phát triển, để bảo quản tranh, người ta phải để trong hộp kính có đồng hồ kiểm tra nhiệt độ kỹ lưỡng. Nhưng trong điều kiện nước ta, họa sĩ Nguyễn Lâm cho rằng, với tranh sơn mài, trong thời gian từ ba đến năm năm, chỉ cần lấy khăn mềm thấm ướt để lau, sau đó dùng khăn mềm khô lau lại, đôi khi dùng tay để đánh bớt lớp bụi lợn cợn bám vào mặt tranh là cũng đủ để tăng tuổi thọ cho tranh.

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục chế bức tranh "Đám rước" của danh họa Nguyễn Gia Trí, với họa sĩ Nguyễn Lâm, không đơn thuần là một sự khẳng định tài năng cá nhân và giải quyết xong một công việc được trả thù lao xứng đáng. Điều lớn lao hơn với ông khi làm công việc đó chính là việc ông có cơ hội được bày tỏ tấm tình yêu mến và tri ân với danh họa Nguyễn Gia Trí, một bậc thầy trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam thế kỷ XX

Đỗ Dương

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

Sáng ngày 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức sự kiện chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự phát biểu chỉ đạo. Tại hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có bài phát biểu tham luận với chủ đề "Ứng dụng dữ liệu dân cư hỗ trợ phát triển dịch vụ và đảm bảo an ninh an toàn trong chuyển đổi số ngân hàng"...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文