Chàng trai người Pa Kô làm phim "Đại chiến Corona virus"

16:25 24/09/2021

Với mong muốn tuyên truyền cho bà con dân tộc Pa Kô hiểu về sự nguy hiểm của Covid-19 cũng như cách phòng chống, chàng thanh niên Hồ Văn Ngởi (tên thường gọi là Hồ Tu pông Ngởi, dân tộc Pa Kô, sinh năm 1992, ở xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã làm phim kết hợp 3D mang tên "Đại chiến Corona virus" gây được sự thu hút của dư luận trong thời gian vừa qua.

Con người sinh ra có mục đích gì?

Vào trang Facebook cá nhân của Hồ Văn Ngởi, tôi rất cảm động khi đọc được dòng chia sẻ: "Từ lúc nhỏ, tôi luôn đặt câu hỏi trước khi đi ngủ: "Một con người sinh ra là có mục đích gì? Nếu chỉ ăn thôi, giàu có thôi thì cũng không phải bởi tôi sẽ nhàm chán với cuộc sống lặp lại đó ngay lập tức. Và đến bây giờ thì tôi đang tạm chấp nhận với một câu trả lời: Cuộc sống là khám phá và sự thay đổi… Điều luôn làm cho cuộc sống của tôi luôn thú vị là khi được chính mình vận động vào những công việc yêu thích nào đó và cố gắng thay đổi chúng theo hướng tốt hơn". Và tôi đã lờ mờ đoán đó là thanh niên dân tộc Pa Kô rất có chí, rất quyết tâm và nỗ lực học hỏi.

Anh Hồ Văn Ngởi tỉ mỉ trong từng thước phim.

Dần dà vào mạng tìm hiểu thì tôi còn được biết năm 2019, Hồ Văn Ngởi đã vinh dự được Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, khi ấy là đồng chí Nguyễn Văn Hùng gửi bức thư khen ngợi, biểu dương những nghĩa cử và hành động đẹp mà anh đã mang đến cho cộng đồng, như: Lập thư viện sách tại nhà phục vụ các em nhỏ vùng cao; dạy nhảy miễn phí cho thanh thiếu niên, nhi đồng; ghi lại những hình ảnh, thước phim sinh động, ý nghĩa về cuộc sống người Vân Kiều, Pa Kô ở đại ngàn Trường Sơn… Từ đó tôi thêm yêu mến Ngởi hơn.

Vốn là người đam mê hội họa từ nhỏ nên Hồ Văn Ngởi muốn theo học đồ họa nhưng bởi gia đình quá nghèo nên ước mơ phải tạm bỏ ngỏ. Dẫu vậy mong muốn được đi học và được thoát nghèo vẫn luôn âm ỉ cháy trong chàng thanh niên dân tộc Pa Kô giàu khát khao và ý chí vươn lên. Bởi vậy, khi biết tỉnh có trường trung cấp đào tạo ngành sư phạm, anh đăng ký học ngay.

Ngồi trên ghế giảng đường, anh lại bị cuốn hút bởi chiếc máy tính và khi ấy đam mê đồ họa lại bùng cháy trong anh. Gần như ngay lập tức, anh đã rời xa quê hương để vào TP. Hồ Chí Minh học quay, dựng phim. Sau một thời gian "tầm sư học đạo", Ngởi trở về bản của mình mở một tiệm ảnh phục vụ bà con, đồng thời anh cũng lang thang khắp vùng để ghi hình, làm phim ngắn về những nét văn hóa, cuộc sống của người dân tộc mình.

Hẳn với những người đồng bào Pa Cô ở xã Lìa vẫn chưa thể quên được thời điểm năm 2012, Ngởi đã lồng tiếng phim "Ung ing" bằng tiếng Pa Cô. Đó là một bộ phim giải trí đơn thuần, chưa mang thông điệp rõ ràng nhưng với nhiều bạn nhỏ nơi đây thì những khoảnh khắc của bộ phim đã in sâu trong tâm trí suốt bấy năm qua, thậm chí nhiều bạn trẻ thời ấy giờ có gia đình đã lấy biệt danh "Ung ing" đặt tên cho con của mình.

Làm phim tuyên truyền phòng, chống Covid-19

Gần đây, Hồ Văn Ngởi bất ngờ "tung" ra phần 1 bộ phim dài gần 7 phút mang tên "Đại chiến Corona virus" mới thấy một ý tưởng tuyệt vời đã thai nghén, nung nấu trong một con người nhỏ bé. Khi tôi tỏ ý khen ngợi về bộ phim này, Ngởi khiêm tốn đáp: "Cùng nhỏ bé thôi. Thấy nhiều người chia sẻ nhiều lúc mình thấy ngại ngại, bởi mình biết có rất nhiều bạn làm đẹp hơn".

Ngởi tâm sự, bản thân quyết tâm làm bộ phim tuyên truyền phòng, chống đại dịch Covid-19 vì cảm nhận thấy "kẻ thù vô hình" đang từng ngày, từng giờ tràn vào đất nước thân yêu và có nguy cơ đe dọa cuộc sống yên bình ở bản làng quê hương anh. Anh làm phim về Covid-19 cũng là bởi theo anh nghĩ ngoài cách tuyên truyền thông thường thì đây là cách hiệu quả để góp phần đưa những Chỉ thị của Chính phủ, thông điệp 5K của Bộ Y tế đến với mọi người.

Một cảnh trong phim "Đại chiến Corona virus" của anh Hồ Văn Ngởi.

Phim "Đại chiến Corona virus" có thời lượng gần 7 phút ghi lại cảnh giao chiến giữa nhân vật chính mặc bộ đồ truyền thống của người Pa Kô chống lại virus Corona được tạo hình như quái vật để bảo vệ người thân. Trước khi giao chiến, chàng trai cẩn thận phát khẩu trang màu đen cho người thân và cũng tự trang bị cho mình. Trong lúc giao chiến, nam diễn viên chính bị trúng thương, rơi khẩu trang nhưng được người bên cạnh tiếp sức. Anh tiếp tục đứng dậy, chiến đấu và hạ gục con quái vật corona cuối cùng. Tuy vậy, ngay sau đó, bầu trời tiếp tục xuất hiện những con virus Corona. Chàng trai nắm chặt tay, chuẩn bị cho cuộc chiến sẽ còn kéo dài.

"Thông qua bộ phim này, tôi truyền tải thông điệp mọi người luôn phải cảnh giác với Covid-19. Tôi để nhân vật chính mặc áo truyền thống với ngụ ý ngoài các y bác sĩ, Bộ đội, Công an... thì mỗi người con bản làng cũng phải có trách nhiệm chống lại dịch bệnh. Hình ảnh bạn nhỏ đưa khẩu trang cho nam nhân vật chính trong phim cũng nói lên thông điệp: Tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ, tùy vào khả năng của mình để góp sức chống dịch. Bởi, nếu mọi người cùng chung tay, chúng ta sẽ tạo ra sức mạnh để chiến thắng đại dịch", Hồ Văn Ngởi chia sẻ.

Ở bộ phim này, anh đã dày công xây dựng kịch bản; chọn lựa "diễn viên"; xây dựng bối cảnh; quay, dựng phim; làm đồ họa… Ngoài thông điệp phòng, chống Covid-19, anh lồng ghép một cách khéo léo, sinh động những nét đẹp văn hóa của người Pa Kô vào bộ phim. Từ lúc bấm máy đến khi hoàn thành phim, anh đã mất 2 tháng nhưng không phải làm liên tục vì có những hôm máy bị hỏng và ít ngày thì mọi người bận đi làm nên anh phải tranh thủ thời gian rảnh để quay. Còn dựng hình thì anh đã làm không kể ngày đêm, phần nào còn chưa được thì gắng làm đi làm lại và bản thân anh cũng không nhớ hết số lần phải xóa đi làm lại, trăn trở với từng nhân vật này hay bị đúp hình…

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng anh bảo điều quan trọng là bộ phim đã gây được sự chú ý của bà con trong thôn, trong xã của mình. "Thỉnh thoảng có mấy bạn nhỏ ghé nhà tôi rất đông để xin xem phim đại chiến… Rồi các cháu nhỏ trong nhà mình nữa cứ mê tít phim này. Thậm chí có những em nhỏ mang phim đó đi dọa bố mẹ, đồng thời cũng bắt chước hành động bạn nam trong phim", anh hồ hởi cho biết.

Ước mơ là nhà làm phim chuyên nghiệp

Hiện nay Hồ Văn Ngởi đang làm cộng tác viên cho Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị. Công việc tuy bấp bênh nhưng mang cho anh được thỏa sức sáng tạo, đam mê. Trong tương lai anh khao khát trở thành nhà làm phim chuyên nghiệp để có những thước phim chất lượng hơn, mang tính tuyên truyền tốt hơn. Hiện tại Ngởi đang làm kênh chia thành 2 mảng phim ngắn và văn hoá - con người Pa Kô, Vân Kiều. Bộ phim là những thông điệp về cuộc sống được xây dựng từ bản thân, từ các câu chuyện xung quanh, xa xưa… thông qua hình ảnh gần gũi và đặc biệt chú trọng giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc.

Ngởi tự nhận mình chưa làm được gì nhiều nhưng đó chính nền tảng ngày hôm nay sẽ giúp anh có thành quả sau này. "Mình có ý tưởng làm phim từ khi còn học cấp 2 nên giờ có chút năng khiếu và sự hiểu biết nhất định về máy tính lại càng phải cố gắng hơn. Bởi mình lo lắng bản sắc văn hoá dân tộc Pa Kô, Vân Kiều sẽ dần mất đi theo năm tháng, trong khi tuổi tác có thể kéo đam mê của mình giảm xuống. Mình mong muốn thông qua những thước phim sẽ mang một "luồng gió mới" đến với đồng bào dân tộc thiểu số mang họ của Bác Hồ kính yêu sẽ bớt đi sự nghèo khổ, lạc hậu. Phim ảnh là thứ ngôn ngữ đặc biệt và ẩn chứa sức mạnh, sự lan tỏa rộng khắp và mình cảm thấy hạnh phúc khi đang đi trên đúng con đường này", Hồ Văn Ngởi chia sẻ.

Ngô Khiêm

Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã lập các nhóm chat (group), giả danh các “chuyên gia” dụ dỗ nhà đầu tư tham gia hội nhóm kín trên mạng xã hội, cài đặt ưebsite, app, gửi tiền đầu tư chứng khoán. Khi nạn nhân không còn khả năng gửi thêm tiền hoặc phát giác, nghi ngờ, các đối tượng khóa tài khoản, chiếm đoạt số tiền của bị hại. Về vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an đã có những thông tin khuyến cáo đối với người dân và nhà đầu tư.

Nhà đạo diễn kiệt xuất Roman Carmen đã cùng các đồng nghiệp Xôviết đến Việt Nam năm 1954 và làm bộ phim “Việt Nam”, ghi lại chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử của dân tộc ta.

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Chính trị nội bộ của đảng Cộng hòa Mỹ lại trở nên bất ổn do nghị sĩ Marjorie Taylor Greene quyết tâm phế truất Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson sau khi ông này thuyết phục Hạ viện thông qua gói viện trợ quân sự cho nước ngoài, trong đó có Ukraine.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Lê Phương Nam đã lừa của các bị hại xin vào làm việc tại các Chi cục Kiểm ngư với giá 200-250 triệu đồng/suất; xin chuyển công tác trong lực lượng Công an có giá từ 200 - 450 triệu đồng/suất; xin vào học tại Trường Trung cấp Cảnh sát có giá từ 450-700 triệu đồng/suất…

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文