Đạo diễn, NSND Tuấn Hải: Nghệ sĩ ba trong một

08:00 04/03/2016
Nghệ sĩ Tuấn Hải bước vào năm 2016 với niềm vui không nhỏ - đón nhận danh hiệu cao quý do Nhà nước trao tặng: NSND -  niềm vinh dự lớn với bất kỳ nghệ sĩ nào. Cũng trong tháng 2 vừa qua, vở kịch “Bệnh sĩ” (kịch bản của cố tác giả Lưu Quang Vũ) do anh đứng tên đạo diễn cũng đã vượt qua con số 100 đêm diễn trong bối cảnh sân khấu miền Bắc vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến “đầu ra”. Những năm gần đây, nghệ sĩ Tuấn Hải luôn khiến nhiều người ngạc nhiên bởi đôi lúc anh đảm nhiệm cả ba vai trò: Biên kịch - đạo diễn - diễn viên.


Vừa qua, Nhà hát kịch Việt Nam đã có một buổi gặp mặt đầu xuân và đánh dấu một sự kiện nhân dịp vở kịch “Bệnh sĩ” cán mốc 100 đêm diễn. Song, theo chia sẻ của NSND Tuấn Hải, “Bệnh sĩ” đạt con số 100 đêm diễn từ cuối năm ngoái, nhưng đến nay mới tổ chức kỷ niệm bởi nhân dịp đầu xuân Bính Thân và để gặp gỡ báo chí mừng năm mới. 

Hỏi NSND Tuấn Hải rằng, anh có bất ngờ không khi “Bệnh sĩ” lập nên một kỷ lục với con số... “như mơ” trong bối cảnh sân khấu miền Bắc vẫn chìm trong cơn khủng hoảng, nghệ sĩ Tuấn Hải cho biết: “Bệnh sĩ” vốn đã là một kịch bản rất hay của cố tác giả Lưu Quang Vũ, dùng tiếng cười thâm thúy, sâu cay để đả phá vào cái xấu của xã hội, căn bệnh thành tích, làm láo báo cáo hay, dối trá, thiếu trung thực ngày càng trầm trọng, đó chính là bệnh sĩ diện hão, rởm đời của nhiều người, nhiều tầng lớp.

Vở diễn được thực hiện bởi một ê kíp diễn viên tài hoa và có lối diễn tự nhiên như NSƯT Xuân Bắc, NSƯT Việt Thắng, NSƯT Đình Chiến, Phú Đôn, Khuất Quỳnh Hoa, Dũng Nam, Lưu Hoàng, Tống Minh Tùng... Cộng thêm những thông điệp mà vở diễn đưa ra, tính chiến đấu, tính xã hội vẫn luôn nóng bỏng, vấn đề đặt ra được rất nhiều tầng lớp khán giả quan tâm, chính vì vậy hai năm nay kể từ khi vở diễn được ra mắt, “Bệnh sỹ” vẫn luôn đem đến những tiếng cười rộn ràng qua các đêm diễn của Nhà hát từ Bắc vào Nam, ở các địa điểm mà đoàn dừng chân lưu diễn.

Nghệ sĩ Tuấn Hải sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, nên “máu nghề nghiệp” đã thấm vào anh từ tấm bé. Sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Sân khấu, anh đầu quân về Đoàn kịch Công an Hà Nội với vai trò là diễn viên. Với một loạt các vai diễn để lại dấu ấn như vai Quang “Bụi đời” trong “Hương gai” (Kịch bản: Văn Báu - Đạo diễn: NSND Doãn Hoàng Giang), Ngọc “công tử bột” trong Thủ phạm là ai” ( Kịch bản: Lưu Quang Vũ, Đạo diễn: NSND Nguyễn Đình Nghi); Tuấn “rỗi hơi” trong “Kẻ rỗi hơi” (Kịch bản: Phùng Dũng - Đạo diễn: NSND Lê Hùng), Lâm trong “Sống ngoài tiêu chuẩn” (Kịch bản: Văn Báu - Vũ Tăng, đạo diễn: Ngô Cừ - Doãn Châu)...

Là người luôn hết lòng với nghề, năm 1990, đang là cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội, Đại úy - nghệ sĩ Tuấn Hải chuyển công tác sang Nhà hát Kịch Hà Nội, rồi sau đó (năm 1993) anh dừng chân ở Nhà hát Kịch Việt Nam để thực hiện “giấc mơ” được làm nghệ thuật của mình.

Trong vai trò diễn viên, nghệ sĩ Tuấn Hải đã thể hiện là một diễn viên rất “đa năng” chứ không đóng đinh với một dạng vai nào: anh có thể đóng cả vai hài lẫn vai bi; có thể đóng vai người già ngay từ khi còn trẻ nhưng đến giờ lại vẫn có thể đóng vai trẻ con; đóng vai nam thì đương nhiên rồi nhưng anh lại vào được cả vai nữ; đóng được vai chính diện đồng thời còn vào được cả vai lưu manh phản diện... Nói tóm lại là đủ cả các dạng vai nam - phụ - lão - ấu và đủ các cung bậc khóc - cười. Nói về điều này, nghệ sĩ Tuấn Hải giải thích có lẽ là do anh được “tổ nghề thương”, mặt khác được thừa hưởng truyền thống của gia đình, nên “các cụ” “cho ăn lộc” nghệ thuật, cho cơ hội để anh được tỏa sáng dưới ánh đèn sân khấu.

Một trong những vai diễn đã để lại kỷ niệm sâu sắc, và đồng thời được bảo chứng bằng các Huy chương Vàng và các Giải thưởng sân khấu, phải kể đến vai Phương “điên” trong vở bi hài kịch “Vàng một bên, em một bên”. Một quân nhân giữ kho của nhà nước, chân thành tốt bụng, tốt đến mức mọi người đều gọi anh là Phương “điên” . Nhưng sau khi biết kho đó có chứa rất nhiều vàng thì cả vợ con, bố mẹ, thậm chí đến thủ trưởng cơ quan đều dùng áp lực bắt anh lấy số vàng đó đem chia. Người chiến sĩ sau đó thì... điên thật, nhưng anh vẫn kiên quyết bảo vệ tài sản của nhà nước, của nhân dân, anh chết trong đau xót....

 Với cương vị là diễn viên, nghệ sĩ Tuấn Hải lúc nào cũng tận tâm, tận lực với nghề, đến khi trở thành đạo diễn, nghệ sĩ Tuấn Hải vẫn tiếp tục để lại dấu ấn cả ở chính kịch, hài kịch và kịch dành cho thiếu nhi. Những vở chính kịch như “Bản danh sách điệp viên”, “Những mảnh tình khuất lấp”, “Đôi mắt”, “Biển và bờ”... đều nhận được những phản hồi tích cực của khán giả cũng như các bạn nghề.

NSND Tuấn Hải (trái) trong vở kịch "Cải lão hoàn đồng".

Tuấn Hải là người ưa tìm tòi, đổi mới, thậm chí là anh để lại dấu ấn về sự dấn thân, phá cách và khá ngang tàng của mình trong nhiều vở diễn. Anh tâm sự: “Làm đạo diễn nếu không có cá tính và không quyết liệt thì vở diễn cùng khó hay. Bên cạnh đó cũng nên biết lắng nghe và chắt lọc để học hỏi, cộng với chút bản lĩnh, nếu không rất dễ bị “đẽo cày giữa đường”. Phải biết tỉnh táo trước nhiều lời khen ngợi, đồng thời cũng biết sàng lọc những ý kiến đóng góp chê bai để sửa chữa. Chẳng dại gì mà tự ái, mà không nghe cái đúng khi việc đó chỉ làm cho mình tốt lên. Các cụ bảo, “Biết mình, biết người trăm trận trăm thắng”.

Bởi thế, sự tự tin khi quyết tâm tận dụng những ưu thế của điện ảnh để đưa vào sân khấu trong vở “Bản danh sách điệp viên” (vở diễn phản gián với những pha đuổi bắt, hành động) cùng với “Biển và bờ” (Vở diễn chính luận về biển đảo), nghệ sĩ Tuấn Hải vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp lồng ghép những cảnh quay cầu kỳ mang tính điện ảnh lên sân khấu và vở diễn đã mang đến cho anh cùng ê kíp sự thành công. Những thước phim Tuấn Hải sử dụng trong các vở diễn được quay bằng chính các nhân vật trung tâm, các diễn viên chính nên mới tạo được những hiệu ứng đặc biệt với khán giả, và hiệu quả của sự “cách tân” này của anh đã được người xem, khán giả và đồng nghiệp ghi nhận.

Vốn khá say sưa với hài kịch, anh cũng có một lượng khán giả rất đông đảo của những “Đàn ông có bầu”, “Người máy ô sin”, “Những người thích đùa”... từng làm mưa làm gió trên các sân khấu hài ở các thành phố lớn. Nhưng nghệ sĩ Tuấn Hải cũng sợ rằng, “đùa mãi cũng nhạt”, nên mấy năm trở lại đây anh chuyên tâm với chính kịch và dành nhiều thời gian cho kịch thiếu nhi hơn. Khoảng trống của kịch dành cho thiếu nhi thì nhiều người đã thấy, song dành tâm huyết cho nó thì không phải nghệ sĩ nào cũng sẵn sàng bởi làm kịch thiếu nhi cũng chẳng hề đơn giản. Gần chục năm nay, Tuấn Hải đã dành nhiều thời gian với vai trò biên kịch, đạo diễn và đảm nhiệm luôn vai trò diễn viên cho nhiều vở kịch thiếu nhi như “Nàng công chúa chăn ngỗng”, “Bà chúa Tuyết”, “Ăn khế trả vàng”, “Vua Lợn” ...

Hỏi anh như vậy có ôm đồm quá không? Với bản tính thẳng thắn, quyết liệt, Tuấn Hải trả lời rằng, anh có khả năng “viết lách” từ lâu rồi, tuy vậy anh cũng rất hay “ẩn danh”, rất nhiều vở đứng tên con. Nhưng bằng cách này hay cách khác rồi mọi người cũng biết, là bởi những kịch bản ấy hình như cũng mang màu sắc, bóng dáng riêng của Tuấn Hải.

Và còn một lý do nữa, có lẽ là bởi anh cảm nhận trong mình có nhiều năng lượng cùng với vốn sống, kiến thức về văn hóa, lịch sử mà anh tích lũy được suốt mấy chục năm. Vì thế, đến khi gặp một đề tài, một câu chuyện, một ý tưởng, tự nhiên các con chữ cứ xô nhau đến, biến anh thành một người biên kịch mà thôi...

Những điều NSND Tuấn Hải tâm sự có nhiều lý đúng. Bởi lẽ, làm nghệ thuật cũng như nghề viết lách, thật khó để gượng ép, để gắng sức nếu không có tài và không có duyên với nghề. Tính đến nay, anh đã đến, ở lại, vui buồn, khóc cười với sân khấu tròn 40 năm và vẫn thấy hạnh phúc khi được làm nghề dù bất cứ với vai trò nào.

NSND Tuấn Hải cũng không ngần ngại chia sẻ rằng, anh là một trong số không nhiều nghệ sĩ sân khấu sống dư dả bằng nghề. Điều này khiến anh rất đỗi tự hào. Trong cuộc sống và nghệ thuật, anh có được những thành công mà nhiều người nhìn thấy được, nhưng không phải không có những chông gai, như anh chia sẻ thì “Con đường tôi đi không hề bằng phẳng. Nó đầy những thách thức, có cả sự cản trở từ người đời. Nhưng với lựa chọn của mình, tôi vững tin vào bản thân để vượt qua, để tiến về phía trước...”.

Nguyệt Hà

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文