Đạo diễn, NSƯT Lê Thúy Nga: Trăn trở với đề tài tình yêu

14:52 02/12/2021

Trung tá, NSƯT Lê Thúy Nga là một trong những nghệ sĩ có thâm niên gắn bó với nghệ thuật kịch nói của lực lượng Công an. Đến với nghệ thuật của lực lượng Công an từ khi còn là một diễn viên trẻ tuổi, gần 10 năm nay NSƯT Lê Thúy Nga đã thử sức và làm mới mình với một vai trò là đạo diễn sân khấu. Nghệ sĩ Thúy Nga đang từng bước tạo được dấu ấn nghề nghiệp của mình trong vai trò là một đạo diễn và luôn trăn trở với đề tài tình yêu...

Gặp đạo diễn, NSƯT Lê Thúy Nga khi chị vừa từ "Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021" tại Hải Phòng trở về với niềm vui vở diễn "Lau trắng" do chị làm đạo diễn đoạt Huy chương Đồng. "Lau trắng" là vở kịch về mối tình đã đi vào lịch sử nhưng vẫn gây nhiều tranh cãi cho đến tận ngày hôm nay của Thái hậu Dương Vân Nga và  Lê Hoàn.

Đạo diễn, NSƯT Lê Thúy Nga.

NSƯT Lê Thúy Nga tâm sự: "Có được vở "Lau trắng" đi dự "Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021" cũng thực sự là một "cơ duyên" cộng với nỗ lực của nhiều nghệ sĩ. Tình cờ trong một lần trò chuyện với anh Chu Thơm, hai anh em mới nhắc lại chuyện nhiều năm trước, Đoàn kịch nói Công an nhân dân đã tham gia liên hoan ở Hải Phòng với vở "Ngọt ngào trong cay đắng" do anh Chu Thơm viết kịch bản và tôi đóng vai nữ chính đoạt Huy chương Vàng. Hai anh em mới đùa nhau là, hay năm nay anh em mình xem có thể làm gì để "tái ngộ" ở Hải Phòng đi. Thế là anh Chu Thơm gửi cho tôi mấy kịch bản để đọc và tôi cảm thấy thích thú với kịch bản "Lau trắng". Tôi đem chuyện này đề xuất với NSND Trần Nhượng - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sân khấu Thử nghiệm của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - về mong muốn được dựng vở diễn này, không ngờ được anh ủng hộ ngay. Anh Trần Nhượng là một người tâm huyết với nghề nên trong một thời gian ngắn, đã tìm mọi cách kêu gọi, vận động tài trợ để ekip có thể hoàn thành được vở diễn đem đi dự thi...".

Đạo diễn, NSƯT Lê Thúy Nga chia sẻ rằng, sở dĩ chị cảm thấy hứng thú với kịch bản "Lau trắng" là bởi vì chị luôn thích được làm những vở diễn về tình yêu. Câu chuyện tình của Thái hậu Dương Vân Nga và thập đạo tướng quân Lê Hoàn vốn đã có rất nhiều vở diễn sân khấu kịch hát như chèo, cải lương dàn dựng thành công, nhưng chị vẫn muốn thử sức trên sân khấu kịch nói. Chính vì thế chị đã phải trăn trở rất nhiều với câu hỏi trở đi trở lại trong đầu là: Mình sẽ kể câu chuyện tình này theo cách nào? Làm thế để chuyện tình ấy trở nên khác lạ và đặc biệt? Cuối cùng đạo diễn Thúy Nga đã quyết đình dùng đôi mắt của thế hệ trẻ ngày hôm nay để nhìn, để kể lại một câu chuyện xưa cũ cách đây đã hơn 1.000 năm lịch sử. Thông qua màn đối thoại của một cô gái trẻ tuổi với nhân vật mà chị đặt tên là "Ông giữ sử" để dựng lên một câu chuyện tình yêu, để tôn vinh và ca ngợi tình yêu.

Dù không nói ra, nhưng nhiều người đều hiểu được rằng, NSƯT Lê Thúy Nga, NSND Trần Nhượng và ekip của mình cũng đã thật khó khăn để cho ra đời được một vở kịch lịch sử như "Lau trắng". Kể cả không phải bối cảnh dịch bệnh, thì những sân khấu lớn có sự tài trợ của Nhà nước vốn đã gặp nhiều khó khăn, chứ chưa nói đến sân khấu xã hội hóa Câu lạc bộ Sân khấu Thử nghiệm của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Chính vì nguồn kinh phí hạn hẹp, mà đạo diễn Lê Thúy Nga đã phải tư duy, trăn trở rất nhiều để có một sân khấu thật nhẹ nhàng, hiện đại kết hợp với trình chiếu hỗ trợ để tăng hiệu ứng sân khấu.

Mặc dù "Lau trắng" chỉ đoạt Huy chương Đồng tại "Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021", nhưng chị cảm thấy mình có thêm động lực, được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình. Trước đó, khi mới bén duyên với lĩnh vực đạo diễn, NSƯT Lê Thúy Nga đã dựng vở "Yêu không dễ dàng" dự thi "Tài năng đạo diễn sân khấu trẻ năm 2013" tại TP. Hồ Chí Minh và đoạt giải Nhì. Năm ngoái, NSƯT Lê Thúy Nga được trao Bằng khen cho vở diễn "Những người ở lại" (cố tác giả Nguyễn Huy Tưởng) dàn dựng cho Nhà hát Thể nghiệm Trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội tham dự Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ IV-2020.

Một cảnh trong vở "Lau trắng" do NSƯT Lê Thúy Nga làm đạo diễn tham gia "Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021" tại Hải Phòng.

Trước khi trở thành đạo diễn, nghệ sĩ Lê Thúy Nga là một diễn viên tài năng của Đoàn kịch nói Công an nhân dân, nay là Nhà hát Công an nhân dân. Nghệ sĩ Lê Thúy Nga từng ghi dấu ấn trong sự nghiệp diễn xuất với nhiều vai diễn gắn với tên tuổi của Đoàn kịch nói Công an nhân dân như: vai Ngọc trong "Cuộc chia tay lần cuối" (Huy chương Bạc hội diễn Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995; vai Hoa trong "Đám cưới trong đêm mưa" (Giải A Hội diễn Sân khấu nhỏ tại Ninh Bình năm 1996); vai Liên trong "Ngọt ngào trong cay đắng" (Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu kịch chuyên nghiệp toàn quốc năm 2004); vai Mây trong "Những quân bài định mệnh" (Huy chương Vàng Liên hoan Sân khấu thử nghiệm lần 1 tại Hà Nội), ...

Tên tuổi Lê Thúy Nga được công chúng biết đến rộng rãi hơn cả khi vào vai cô đào Tơ trong phim truyện điện ảnh "Mê Thảo - thời vang bóng" của nữ đạo diễn Việt Linh. Với vai diễn này, chị đã đoạt giải "Diễn viên thứ xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 tại Buôn Ma Thuột. "Mê Thảo - thời vang bóng" khi đó đã đoạt một số giải thưởng trong nước và quốc tế, từng được coi như một "tấm hộ chiếu" giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế với nhiều lời ngợi khen.

Nhớ lại quá trình vào vai diễn này, nghệ sĩ Lê Thúy Nga cũng cho đó là một "cái duyên". Vốn có gương mặt đậm chất Á Đông và đôi mắt "biết nói", đã nhiều lần chị nhận được lời mời đóng phim, nhưng phải đến "Mê Thảo - thời vang bóng" mới thực sự bén duyên với điện ảnh. Theo chia sẻ của đạo diễn Việt Linh, khi đó việc tìm kiếm diễn viên cho tất cả các vai diễn trong phim đã hoàn tất, chỉ còn vai cô đào Tơ là chưa tìm được. Đến khi vô tình biết Lê Thúy Nga qua một đồng nghiệp, đạo diễn Việt Linh đã "gật đầu" và tin tưởng tuyệt đối vào diễn viên. Chính vì thế, chị phải rất nỗ lực học gõ phách, học hát ca trù trong một thời gian ngắn để vào vai cô Tơ thật chân thực và nhuần nhuyễn.

Nghệ sĩ Lê Thúy Nga chia sẻ rằng: "Lúc đầu nhận vai đào Tơ, chị Việt Linh bảo tôi phải đi học hát ca trù. Tôi đã tìm đến chị Bạch Vân để xin học, chị ấy mới hỏi tôi học để làm gì? Khi biết tôi học chỉ để đóng phim, chị Bạch Vân không nhận, vì theo chị ấy với ca trù thì học cả năm mới là "cưỡi ngựa xem hoa".

Vậy là hàng tháng trời tôi cứ lặng lẽ vào Bích Câu đạo quán để xem biểu diễn ca trù, để hiểu và có độ "ngấm" nhất định. Sau đó, tôi đề nghị chị Việt Linh muốn tôi hát những bài nào ca trù nào trong phim thì thu âm những bài đó thật chuẩn để tôi có thể học theo. Vậy là chị Việt Linh đã phải bay từ Pháp về để tổ chức thu âm 4 trường đoạn ca trù. Chỉ trong một tháng sau đó tôi đã tự tin biểu diễn cùng anh Đơn Dương và Dũng Nhi trong các cảnh quay. Các cảnh quay thành công đến nỗi, chị Việt Linh sau đó còn muốn đưa tôi sang Pháp để biểu diễn cho khán giả Pháp sau khi phim "Mê Thảo - thời vang bóng" ra mắt!".

Nhắc lại những kỷ  niệm của cuộc đời làm diễn viên mang sắc phục Công an nhân dân, nghệ sĩ Lê Thúy Nga nhớ nhất là những chuyến đi lưu diễn phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các vùng núi phía Bắc hay miền Trung và Tây Nguyên. Có những đêm đi diễn ở các tỉnh Tây Nguyên trên sân khấu là những bãi đất trống của những bản làng xa xôi và phải có cán bộ chiến sĩ bồng súng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh. Có những chuyến đi kéo dài tới 3 tháng trời, khi quay trở đến nhà ngạc nhiên khi nhìn thấy con mình đã lớn hẳn lên.

NSƯT Lê Thúy Nga bộc bạch: "Là nghệ sĩ của lực lượng Công an, ngoài nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật còn là phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành. Vừa là nghệ sĩ, vừa là chiến sĩ, nên những khó khăn vất vả hơn so với các nghệ sĩ khác cũng là điều đương nhiên. Đó cũng chính là niềm vinh dự, tự hào, đồng thời là niềm an ủi để những nghệ sĩ - chiến sĩ chúng tôi yêu nghề hơn, yêu công việc của mình hơn.

Nguyệt Hà

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文