"Lá thư thứ 72" và câu chuyện án oan trên sân khấu

08:08 28/04/2022

Sân khấu tư nhân Lệ Ngọc vừa khởi động dàn dựng vở kịch "Lá thư thứ 72" về câu chuyện người dân bị án oan phải kêu cứu đến Chủ tịch nước. NSND Lê Tiến Thọ ở tuổi 71 được mời làm đạo diễn, còn NSND Vương Duy Biên ở tuổi 64 đảm nhận vai trò thiết kế mỹ thuật. Vở kịch có sự tham gia của hai cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là một tác phẩm như thế nào?

NSND Lê Tiến Thọ là một nhân vật nổi tiếng bậc nhất trong nghệ thuật tuồng của Việt Nam. NSND Lê Tiến Thọ không chỉ xuất sắc với vai trò diễn viên trong các vở tuồng "Suối đất hoa", "Hoàng hôn đen", "Lý Phụng Đình"... mà còn thể hiện được năng lực trong vai trò đạo diễn các vở tuồng "Thiếu phụ Nam Xương", "Lý Chiêu Hoàng, "Dũng khí Đặng Đại Độ"...

NSND Lê Tiến Thọ cũng từng có bằng cử nhân văn chương, nên ông cũng là tác giả của nhiều kịch bản tuồng như "Chuyện tình ông vua", "Hoàng thúc Lý Long Tường", "Vụ án Lệ Chi Viên"... NSND Lê Tiến Thọ được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012.

Sau nhiều năm làm Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam, NSND Lê Tiến Thọ tiếp tục đảm nhận những vị trí Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam... Bây giờ, "lão" mà chưa "an", NSND Lê Tiến Thọ lại nhảy sang lĩnh vực kịch nói.

NSND Vương Duy Biên và NSND Lê Tiến Thọ bàn bạc về “Lá thư thứ 72”

Tung hoành ở lãnh địa tuồng thì không ai dám nghi ngờ sở trường của NSND Lê Tiến Thọ. Nhưng lần đầu tiên ông dàn dựng một vở kịch nói thì cũng là chuyện thú vị. NSND Lê Tiến Thọ băn khoăn về thực trạng sân khấu đang thưa vắng khán giả: "Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, sân khấu vẫn tiếp tục gặp khó khăn. Sự khó khăn kéo dài từ nhiều năm trước, đến bây giờ khi bắt đầu bước vào ổn định, sắp xếp lại tổ chức thì có thêm nhiều xáo trộn về tư tưởng. Tất nhiên, Nhà nước luôn đầu tư cho các loại hình nghệ thuật, trong đó có sân khấu. Chính phủ và các bộ chức năng, cơ quan ban ngành cũng xây dựng những đề án cho sự phát triển này, nhưng phải nói rằng, trong cơ chế thị trường, sân khấu chưa thể cạnh tranh với thị trường.

Thị trường có tính đào thải nhưng chúng ta đầu tư cho vở diễn, các tiết mục chưa đến nơi đến chốn. Thị trường là guồng quay khốc liệt, nếu ta không đáp ứng được nhu cầu hoặc không chuyển đổi về cơ chế tổ chức thì sẽ rơi vào khó khăn và còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa. Khán giả trong cơ chế thị trường có nhiều sự lựa chọn vì hàng hóa văn hóa của chúng ta hiện nay quá nhiều, lượng thông tin đến với khán giả, đặc biệt là tầng lớp thanh niên rất nhanh thì sự thiếu vắng khán giả là tất yếu. Sân khấu bây giờ làm sao cạnh tranh được với những chương trình ca nhạc, những gameshow của đài truyền hình. Mà sự cạnh tranh không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên thế giới".

Cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Tiến Thọ mời cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch  Vương Duy Biên hợp tác thiết kế mỹ thuật cho vở kịch "Lá thư thứ 72", thì công chúng có thể chờ đợi một tác phẩm như thế nào? Kịch bản "Lá thư thứ 72" vốn có một cái tên khác là "Vị thánh trong mơ", được tác giả Hoàng Thanh Du in trong tập "Bài ca người lính" do Nhà xuất bản Sân Khấu ấn hành tháng 10/2021.

Kịch bản "Lá thư thứ 72" gồm 8 cảnh, được viết lại từ một vụ án có thật, theo lời kể của ông Nguyễn Trọng Tỵ - nguyên Thẩm phán TAND tối cao. Đó là câu chuyện xảy ra vào năm 1966, của ông Đỗ Văn Chồi ở Hải Phòng. Ông Đỗ Văn Chồi chỉ tình cờ có mặt tại hiện trường vụ án, nhưng bỗng dưng bị khép tội giết người. Trong tù, ông Đỗ Văn Chồi liên tục kêu oan, nhưng chỉ được trả lời ngắn gọn "Án xử đúng, nên yên tâm cải tạo". Không cam tâm với uất ức, ông Đỗ Văn Chồi đã viết đơn kêu cứu gửi Chủ tịch nước Hồ Chí Minh. Những lá thư cứ gửi đi, mang theo hy vọng và lòng kiên trì của một người dân bị oan khiên. Thật may, lá thư thứ 72 của ông Đỗ Văn Chồi đã đến được tay Bác Hồ, và vụ án đã được xem xét lại.

Kịch bản “Lá thư thứ 72” nằm trong tập “Bài ca người lính” của Hoàng Thanh Du.

Khi chuyển nguyên mẫu Đỗ Văn Chồi vào kịch bản "Lá thư thứ 72", tác giả Hoàng Thanh Du đổi tên nhân vật thành Đỗ Minh. Với thân phận phạm nhân số 003, Đỗ Minh đã nhẫn nại tự kêu oan cho mình, qua những lá thư gửi đến vị lãnh đạo cao nhất của đất nước. "Lá thư thứ 72" đến tay Bác Hồ, và Người đã nói với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân: "Đây, Bác có nhận được một lá thư. Gọi chính xác ra là một lá đơn kêu cứu. Lá đơn kêu oan của một con người đã có 8 năm ngồi tù và đã lần lượt gửi cho Bác tất cả 71 lá thư. Vị chi, mỗi năm con người kêu oan ấy đã phải viết 9 lá thư. Vậy mà lá thư thứ 72 mới đến được tay Bác. Việc này Bác cũng đã phê bình các đồng chí ở văn phòng và Bác cũng sẽ yêu cầu văn phòng phải làm kiểm điểm".

Quan điểm của Bác Hồ về vấn đề người dân kêu oan trong "Lá thư thứ 72" được trình bày khá rõ ràng: "Chuyện của một con người là nhỏ sao? Không có việc nhỏ, chỉ có bàn tay nhỏ, cách nghĩ nhỏ. Hạt cát có nhỏ không, nhưng vào mắt, vào mũi, vào một cỗ máy thì sẽ ra sao? Một con người càng không phải là một hạt cát. Chuyện của một con người nhưng liên quan đến công lý của một đất nước. Nếu thấy cần thiết thì phải cho mở phiên tòa lại. Phải cử những chuyên viên giỏi, điều tra kỹ lưỡng và không được quan liêu. Vì nếu công dân thực sự bị oan thì đó là lỗi của chúng ta... Một ngày tù dài lắm. Nếu bị oan ức thì thật kinh khủng". Đồng thời, Bác Hồ cũng nhấn mạnh: "Pháp luật phải tìm cho ra được nguyên nhân, cắt nghĩa được các hoạt động phạm tội để ngăn cản".

Đoạn kết có hậu của "Lá thư thứ 72" là phạm nhân Đỗ Minh được giải oan trong niềm vui sướng tột bậc. Bởi lẽ, chính Đỗ Minh cũng không ngờ và phải bật khóc: "Chỉ là giấc mơ, một giấc mơ của một người dân bình thường. Vậy mà Người, Hồ Chủ tịch... Người đã quan tâm đến nhân dân. Người như là một vị thánh có thật trên đời này, để ra tay cứu những con người khốn khổ oan ức như tôi". Người được chọn đóng vai Bác Hồ trong vở kịch "Lá thư thứ 72" là nghệ sĩ Văn Hải (chồng của NSND Lệ Ngọc, chủ sân khấu kịch Lệ Ngọc).

Bây giờ, án oan đây đó vẫn còn. Cho nên, dàn dựng vở kịch "Lá thư thứ 72", không chỉ mang tính cảnh tỉnh cho hoạt động tư pháp hôm nay. Phía sau mỗi phán quyết là số phận một con người, không thể bất cẩn, không thể vội vàng. Đó cũng là lý do NSND Lê Tiến Thọ ở tuổi nghỉ hưu vẫn quyết định "xuất mã" một chuyến với sân khấu kịch nói.

Được đạo diễn Lê Tiến Thọ mời thiết kế mỹ thuật cho vở kịch "Lá thư thứ 72", NSND Vương Duy Biên thổ lộ: "Một sân khấu tư nhân mà dám đầu tư một vở mang tính chính luận như "Lá thư thứ 72" thì thực sự rất đáng ủng hộ. Tuy nhiên, tôi không thể đưa ra những bối cảnh quá hoành tráng và tốn kém, vì sợ họ không kham nổi. Tôi cố gắng đưa nhiều phẩm chất mỹ thuật để tăng tính ước lệ phù hợp với sàn diễn quy mô vừa phải. Tôi cũng rất thích thông điệp của vở kịch này, nên tôi khá hào hứng khi góp tay với ê-kip thực hiện. Đặc biệt, tôi đặt ra tiêu chí bối cảnh Bác Hồ xuất hiện phải thật giản dị mà thật trang nhã, mới toát ra được phong thái lãnh tụ quan tâm đến số phận mỗi người dân".

Lê Thiếu Nhơn

Ngày 26/12, TAND tỉnh Thanh Hóa sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trịnh Văn Chiến (cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa), bị cáo Nguyễn Đình Xứng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Ngày 10/12, Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh vừa triển khai quyết định kỷ luật đảng bằng hình thức khiển trách đối với ông Lưu Văn Liêm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bạc Liêu, nguyên Bí thư Huyện ủy Vĩnh Lợi.

Chiều 10/12, thông tin về kết quả điều tra, khám phá một số vụ án lớn của Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết: Công an TP Hà Nội đã điều tra, làm rõ vụ "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Chiều 10/12, ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết, UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản chỉ đạo đơn vị và Ban QLDA đầu tư xây dựng tỉnh nghiên cứu các giải pháp khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Vĩnh Định đoạn qua xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong mà Báo CAND điện tử ngày 10/11/2024 phản ánh.

Thông tin về vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Rửa tiền", "Không tố giác tội phạm" và "Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” tại buổi họp báo chiều 10/12, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội cho biết: đến nay, Công an TP Hà Nội đã xác định được 2.661 bị hại trên toàn quốc; đã thu giữ, phong tỏa nhiều tài sản của các đối tượng, ước tính hơn 5.200 tỷ đồng.

Người trẻ ngày nay dễ bị cuốn vào vòng xoáy của việc xây dựng hình ảnh cá nhân hoàn hảo trên mạng xã hội. Những bức ảnh check-in tại quán cà phê sang trọng, những món đồ hiệu xa xỉ hay những chuyến du lịch đắt đỏ dường như đã trở thành tiêu chuẩn để khẳng định giá trị bản thân. Đằng sau những bức ảnh long lanh, những câu chuyện "sang chảnh" là những áp lực ngấm ngầm mà nhiều người trẻ đang phải gồng mình chịu đựng...

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố ông có kế hoạch chấm dứt chính sách “quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ” trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Meet the Press” phát sóng hôm 8/12. Nếu ông thực hiện kế hoạch đó sau khi nhậm chức, điều này sẽ liên quan đến việc hủy bỏ một chính sách đã có trong hơn 150 năm.

Nhiều năm qua, những sự kiện chính trị lớn của đất nước được đông đảo người dân quan tâm, nhất là dịp diễn ra Đại hội Đảng và các kỳ họp Trung ương có liên quan đến công tác nhân sự lãnh đạo cấp cao...

Những ngày này, cả nước đang "sôi sục" khí thế phải cải tổ bộ máy hành chính các cấp; phải thay đổi lề lối làm việc; sắp xếp lại bộ máy theo hướng "tinh - gọn - hiệu quả"; phải chấm dứt ngay tư duy "cái gì không quản được thì cấm". Và, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói trong Kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 và một số nội dung quan trọng: "Chúng ta đã đủ điều kiện để triển khai việc sắp xếp lại bộ máy hành chính; và không thể chậm trễ được nữa".

Sau khi sáp nhập xã Phú Đức vào thị trấn Long Hồ (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long), Công an thị trấn Long Hồ nhận thấy sự khó khăn của một số người cao tuổi trong việc đến trụ sở để làm CCCD nên đã đề xuất lãnh đạo Công an huyện và UBND thị trấn ra mắt tổ xe đưa, rước miễn phí cao tuổi.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文