"Sức bền" của kịch Lưu Quang Vũ

10:18 06/10/2022

Nói đến sân khấu kịch, không thể không nhắc tới Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) ông là một tác giả kịch bản tài năng mà nhiều người nhận định rằng 100 năm nữa sợ vẫn chưa có người thay thế. Từ ngày nhà biên kịch mất đến nay đã 1/3 thế kỷ nhưng những tác phẩm của ông vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống, tính thời sự, và điều đặc biệt nhất là mặc dù tính triết lý cao, sâu sắc, ăm ắp tính nhân văn nhưng lại trên một nền lãng mạn, hài hòa, rất cuốn hút.

Chính những điều đặc biệt của tác giả kịch bản này là sự lựa chọn thông minh cho các nhà hát. Suốt một chặng đường dài, ở những kỳ hội diễn, những ngày hội của sân khấu, hay hàng đêm ở rạp hát, ngay tại thời điểm mùa thu này, cả chục tác phẩm của Lưu Quang Vũ lại tung hoành trên các sàn diễn của Thủ đô Hà Nội. Kịch Lưu Quang Vũ luôn có một sức hút kỳ lạ, diễn viên thăng hoa còn khán giả thì náo nức mong chờ.

Trong một lần ở đâu đó, tôi đã đọc được bài của NSND Đào Trọng Khánh viết về tác giả Lưu Quang Vũ đại ý rằng: Có lần Lưu Quang Vũ nói với ông: "Không có cái chết. Đám ma chỉ là một cuộc diễu hành, đi qua cánh cổng của chiều không gian khác. Sống như đang còn sống, mình sẽ ở bên nhau". Câu nói đó thực sự ám ảnh, nó như một lời tiên tri về định mệnh và sự nhận thức nếu khi bất cứ điều khủng khiếp nhất xảy ra, đó là khi con người đó trở về với đất mẹ, xương thịt tan ra và linh hồn thì bay đi đâu đó, người ta đón đợi nó như một lẽ tất nhiên.

Cảnh trong vở “Ai là thủ phạm” - kịch bản Lưu Quang Vũ.

Lưu Quang Vũ đột ngột mất do tai nạn xe vào một ngày thu năm 1988 khiến cho nhiều người ngỡ ngàng. Ông ra đi trong lúc sự nghiệp đang vào thời thịnh phát rực rỡ nhất, lúc này sân khấu là thánh đường và tên tuổi của ông được ví như hạt ngọc sáng lấp lánh, nổi như cồn từ Nam chí Bắc, người ta gọi là hiện tượng Lưu Quang Vũ.

Một điều đáng kinh ngạc là chỉ trong một thời gian ngắn, trong khoảng hơn 7 năm từ năm 1981 đến 1988, ông đã viết 50 tác phẩm kịch bản, trong số đó có một vài kịch bản được chuyển thể sang cải lương và chèo như: "Nàng Si Ta", hay "Ông vua hóa hổ"…

Sau khi tốt nghiệp ra trường, tôi về công tác tại Tạp chí Sân khấu (Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội), nơi mà trước đây ông đã từng làm việc ở đây cho đến giờ phút cuối đời. Trụ sở Tạp chí với diện tích khiêm tốn trên tầng 2, treo những bức ảnh của các bậc tiền bối trong làng sân khấu: Dương Ngọc Đức, Hồ Thi, Xuân Trình… và một bức ảnh của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ bằng ảnh đen trắng giản dị. Cả tạp chí chỉ có 4 căn phòng, tôi cũng không biết nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã ngồi căn phòng nào, nhưng quả thật ở đây có không gian lãng mạn khi mùa thu về, chỉ cần với tay mở cửa sổ thì không gian thu ập vào, tôi ngơ ngẩn tự hỏi: "Phải chăng sự lãng mạn trong kịch của ông cũng từ căn phòng thu này mà ra?".

Được tiếp xúc với những bậc trưởng lão như nhà văn Ngô Thảo, đạo diễn Doãn Hoàng Giang, mọi người kể: Trong căn gác nhỏ xíu trên tầng hai phố Huế, Lưu Quang Vũ đã ngày đêm hì hụi với cánh đồng chữ nghĩa của mình. Cửa đóng, then cài, vài ba bác trưởng đoàn ở các đoàn kịch, chèo, cải lương các tỉnh đứng ở ngoài canh. Xong kịch bản nào là đã có người nhanh tay cầm đi mất. Chính cũng nhờ sự đón nhận của mọi người mà ông làm việc chăm chỉ hơn. Đến giờ người ta cũng không hiểu với một trí tuệ, tinh thần, sức khỏe như thế nào mà một người lại có sức lao động khủng khiếp đến thế?!

Kịch của Lưu Quang Vũ không thể nói kịch nào hay nhất, hay nhì được, bởi kịch của ông ở mỗi vở mang một thông điệp khác nhau, câu chuyện khác nhau, nhân vật chủ đề hoàn toàn khác. NSND Lê Tiến Thọ - nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho rằng: "Ở thập niên 80, kịch của Lưu Quang Vũ ra đời như những luồng gió mới mang hơi thở của thời đại đến với sân khấu, vì kịch của ông luôn hướng tới cái đẹp, cái cao thượng, là niềm khát khao cải tạo xã hội trong thời kỳ chuyển dạ của cơ chế. Kịch của ông nắm được những vấn đề nóng của xã hội mà khán giả quan tâm, cộng với khả năng quan sát tinh tế và tri thức xã hội uyên thâm của một nghệ sĩ tài năng. Ông đã biến những chi tiết trong đời thường trở thành những cốt truyện kịch hấp dẫn, tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật mang tính khái quát điển hình, vươn tới ý nghĩa thời đại".

Không phải ngẫu nhiên mà kịch của ông lại được khán giả cả nước đón nhận nhiều như thế từ đồng bằng, miền núi, hải đảo xa xôi, từ thành phố đến các làng quê, từ tầng lớp trí thức đến tầng lớp bình dân. Kịch của ông như thỏi nam châm hút khách, xuất phát từ trái tim rung cảm thực sự với đời, con mắt quan sát sắc sảo của một nhà sáng tác và một triết lý sống ý nghĩa, sâu sắc.

 Các câu chuyện trong kịch Lưu Quang Vũ phong phú về các mảng đề tài, không gian, bối cảnh sống. Câu chuyện kịch có thể xảy ra ở một vùng quê, một mái trường, nhà máy công xưởng hay câu chuyện của những người lính bước ra từ trong chiến tranh và khi trở về thời bình họ đối diện với cuộc sống ra sao? Những mảnh đời của kỹ sư, bác sĩ, công nhân, nông dân trong bối cảnh chuyển mình của cơ chế... Ở bất kỳ đề tài nào, chủ đề nào, tác giả cũng đều có góc nhìn đa chiều, sâu sắc, đi vào ngõ ngách của đời sống, góc khuất của tâm hồn con người. Những vấn nạn về quan liêu, cửa quyền, tham nhũng cũng được đặt ra, hai mặt của cuộc sống giữa chính và tà, giữa thiện và ác luôn dồn dập khiến khán giả nhiều phen "thót tim đứng hình".

Cảnh trong vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” - kịch bản Lưu Quang Vũ.

Đạo diễn NSND Phạm Thị Thành dàn dựng kịch bản đầu tay "Sống mãi tuổi 17" của Lưu Quang Vũ năm 1980, Nhà hát Tuổi trẻ đã trở thành một trong những đơn vị nghệ thuật dàn dựng nhiều và thành công nhất kịch của Lưu Quang Vũ với những vở diễn đình đám: "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", "Cô gái đội mũ nồi xám", "Lời nói dối cuối cùng", "Ai là thủ phạm", "Hoa cúc xanh trên đầm lầy"…

Một trong những vở được Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng nhiều là "Lời thề thứ chín" được cố tác giả Lưu Quang Vũ viết năm 1986. Nhà hát Tuổi trẻ công diễn lần đầu năm 1988, với những diễn viên thuộc thế hệ vàng thời đó như NSƯT Đức Trung, NSƯT Chí Trung, NSND Anh Tú... dưới sự dàn dựng của đạo diễn NSND Xuân Huyền. Năm 2012, tác phẩm được NSƯT Chí Trung phục dựng và trình diễn vào dịp mùa thu hàng năm trong Mùa kịch Lưu Quang Vũ của Nhà hát Tuổi Trẻ. Câu chuyện đầy tính chính luận trước sự thóai hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ đã được ngòi bút Lưu Quang Vũ khắc họa sắc nét. NSƯT Chí Trung khẳng định: "Vở kịch này vẫn còn tính thời sự nóng hổi cho đến hôm nay bởi thông điệp chống tham nhũng tiêu cực. Vở diễn nói lên được bức xúc trăn trở của người dân với những việc làm chưa thực sự tốt của chính quyền cơ sở".

Sau mười năm kể từ ngày NSƯT Chí Trung phục dựng đến nay, giờ đây tuy anh đã nghỉ chức Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, hàng loạt các ngôi sao như NSND Lê Khanh, NSND Lan Hương, NSND Minh Hằng, NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Đức Trung về hưu từ lâu và NSND Anh Tú, đạo diễn NSND Xuân Huyền đã mất, tiếp nối truyền thống, mùa thu năm nay một loạt những tác phẩm kịch sân khấu của Lưu Quang Vũ "Ai là thủ phạm" "Hoa cúc xanh trên đầm lầy", "Ông không phải là bố tôi", "Lời thề thứ chín" lại lên sàn ra mắt công chúng.

Ở nhà hát kịch Hà Nội, những vở kịch của Lưu Quang Vũ cũng đã từng xuất hiện liên tục ở sân khấu Thủ đô với "Tôi và chúng ta", "Ông không phải là bố tôi"…

Qua nhiều thế hệ diễn viên. Nhà hát kịch Việt Nam cũng không hề kém cạnh khi NSƯT Xuân Bắc, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, tổ chức "tour" kịch châu Âu đã mang vở "Bệnh sĩ" của Lưu Quang Vũ càn quét sân khấu các nước bạn. Vở diễn được Nhà hát Kịch Việt Nam phục dựng hồi năm 2014 và liên tục có suất diễn từ đó đến nay.

Hiện nay, với hàng loạt vấn đề nóng của xã hội như tham nhũng, chạy chức chạy quyền, ích kỷ cá nhân, luồn lách trong lỗ hổng cơ chế, tình người… đang đặt ra nhưng chưa có bất kì một tác giả đương thời nào có thể chạm tay vào một cách mạnh mẽ chỉ trừ Lưu Quang Vũ - nhà viết kịch tài ba đã ra đi từ cách đây 1/ 3 thế kỷ. Vậy, cho nên, kịch của Lưu Quang Vũ vẫn là một điểm sáng rực rỡ để khán giả khắp nơi lựa chọn.

Trần Mỹ Hiền

Chiều 20/3, tại họp báo các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố, ông Trần Bình Thiên, Phó Chánh thanh tra, Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đang phối hợp Công an thành phố làm việc với Công ty TNHH Chagee Việt Nam xung quanh việc sử dụng hình ảnh "đường lưỡi bò” phi pháp, vi phạm quy định pháp luật trên ứng dụng Chagee.

Theo dự thảo quy chế tuyển sinh CAND năm 2025, việc tuyển sinh vào các học viện, trường CAND về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2024. Tuy nhiên sẽ có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT đầu tiên thực hiện theo chương trình GDPT mới năm 2018 và dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT, tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Ngày 20/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO, trụ sở tại TP Biên Hòa do ông Nguyễn Xuân Quang làm Tổng Giám đốc là người đại diện pháp luật. Tổng số tiền công ty này phải nộp phạt là hơn 470 triệu đồng…

Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 20/2025/TT-BCA quy định về xét tặng Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc” (Kỷ niệm chương), trong đó quy định tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT).

Cụ ông Trần Đức Lễ (SN 15/5/1941; nơi cư trú: số 20, tổ 11, phường Phương Liên - Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) - là bố vợ đồng chí Nguyễn Trung Tâm (tức Hoạ sĩ - Nhạc sĩ Lê Tâm, cán bộ Ban Thư ký toà soạn Báo CAND - Cục Truyền thông CAND) - sau một thời gian lâm bệnh nặng đã từ trần vào hồi 21h5' ngày 19/3/2025 (tức ngày 20 tháng 2 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 85 tuổi.

Sáu đối tượng trong vụ án đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tạo cơ chế xin cho, nhận tiền và gây phiền hà cho những người có nhu cầu thi công xây dựng để nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng nhằm không tiến hành kiểm tra trật tự xây dựng các công trình và bỏ qua lỗi sai phạm trong trật tự xây dựng.

Đây là nội dung trọng tâm được Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu nhấn mạnh tại buổi tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHDCND Triều Tiên tại Việt Nam Ri Sung Guk đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác, diễn ra chiều 20/3, tại Hà Nội.

Sáng 20/3, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra năm 2025 đối với các Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngày 20/3, tại Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tổ chức tiếp nhận con dấu đã hết giá trị sử dụng của các cơ quan khi sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.

Công an tỉnh Hưng Yên vừa bắt giữ Nguyễn Chu Thanh Tú (SN 2009, ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và Lê Gia Bảo liên quan vụ giết người, đốt nhà xảy ra tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文