Mưa lũ ở Lai Châu: 31 người chết và mất tích, thiệt hại gần 500 tỷ đồng

07:25 27/06/2018
 Đến sáng nay, 27-6, tại Lai Châu đã có 18 người chết và mất tích. Thiệt hại do lũ gây ra khoảng gần 500 tỷ đồng. 38 xã bị mưa lũ chia cắt, cô lập. Địa phương này đang đối mặt với nhiều khó khăn...


Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lai Châu cho biết thông tin, mưa lớn gây lũ quét trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã gây ra lũ quét, sạt lở đất, đá làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản.

Đã có 31 người bị chết, bị thương và mất tích; 244 nhà dân bị đất đá cuốn trôi hoặc sạt lở gây hư hỏng một phần; trên 600ha lúa, ngô, hoa màu khác bị ngập úng, vùi lấp hoặc lũ cuốn trôi… 68 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt; 45 trạm biến áp bị ảnh hưởng, gây mất điện tại 10 xã.

Nhiều tuyến đường huyết mạch bị sạt lở. 38 xã của Lai Châu đang bị chia cắt. Ảnh: giadinh

Về thiệt hại tài sản, 128 ngôi nhà bị đất, đá trôi sạt vào trong nhà (39 nhà ở huyện Sìn Hồ, 81 nhà ở huyện Tân Uyên, 8 nhà huyện Than Uyên); 23 nhà, 3 lán tạm bị lũ cuốn trôi hoàn toàn (2 nhà huyện Than Uyên; 4 nhà huyện Sìn Hồ; 4 nhà huyện Phong Thổ; 11 nhà huyện Tân Uyên), hàng chục hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

Mưa lũ cũng đã làm 1 cầu treo, 1 cầu bê tông nội đồng huyện Than Uyên; 2 cầu treo, 2 cầu tạm huyện Tân Uyên bị lũ cuốn trôi. Một số tuyến quốc lộ bị sạt lở nặng nề gây tắc nghẽn giao thông như Quốc lộ 4D tại Km71-Km85 đoạn qua bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường; Quốc lộ 32 tại Km356-Km378; Quốc lộ 279 đoạn Km162+200; Quốc lộ 4H đoạn Km190-Km354.

Lũ làm thiệt hại gần 500 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, vào lúc 9h ngày 25-6, lưu lượng nước về hồ thủy điện Lai Châu là 8.115 m3/s.  Do vậy, thời gian tới hồ Lai Châu sẽ vận hành xả lũ, lưu lượng xả dự kiến lớn nhất xấp xỉ 8.000 m3/s. Thực hiện quy trình điều tiết hồ chứa, thủy điện Lai Châu vận hành mở 1-5 cửa xả mặt, 2 cửa xả đáy lúc 13h chiều nay.

Trong lúc nước đổ về các hồ chứa thủy điện Lai Châu, Tuyên Quang vẫn lên cao thì lưu lượng về các hồ Bản Chát, Sơn La có dấu hiệu giảm nhiệt. Các hồ chứa thủy điện tại đây vận hành bình thường, không xả lũ. Hồ Bản Chát đạt đỉnh 6.685m3/s lúc 13h45 ngày 24-6; hồ Sơn La đạt đỉnh 7523m3/s lúc 0h00 ngày 25-6.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lai Châu

Sáng qua, 26-6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả tại các địa phương bị thiệt hại nặng nề của mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất tại Lai Châu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ những khó khăn, mất mát của chính quyền và nhân dân các tỉnh, nhất là tỉnh Lai Châu - nơi bị thiệt hại nặng nề nhất trong đợt thiên tai vừa qua. Đồng thời, gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân các gia đình có người bị chết, mất tích.

Để nhanh chóng khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh Lai Châu và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, tập trung huy động lực lượng, phương tiện tập trung nỗ lực cao nhất tìm kiếm những người còn mất tích.

Rà soát, chủ động di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét để đảm bảo an toàn tính mạng.

Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ có người bị nạn; hỗ trợ cứu chữa người bị thương, mai táng chu đáo cho người bị thiệt mạng; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa hoặc phải di dời; tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm, đảm bảo không để người dân bị đói.

Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông tại các khu vực bị sạt lở, ngập sâu, không để thiệt hại đáng tiếc về người. Huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp vệ sinh môi trường sau lũ; chủ động khắc phục hậu quả, tập trung khôi phục công trình hạ tầng hư hỏng, đặc biệt là các trạm y tế, bệnh viện, trường học, công trình giao thông, thủy lợi, điện để bảo đảm điều kiện sinh hoạt cho người dân...


Hoa Vũ

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文