Gian nan và vinh quang nghề báo

11:25 21/06/2018
Đúng 7h sáng ngày 19-7-1992, lễ bầu cử Quốc hội khóa IX được diễn ra trọng thể tại trung tâm đảo Trường Sa lớn, cạnh cột mốc chủ quyền quốc gia. Chúng tôi cùng cán bộ, chiến sĩ và ngư dân trên đảo trân trọng bỏ lá phiếu bầu các đại biểu Quốc hội của tỉnh Khánh Hòa...

“Hành quân thần tốc”

Nhiều đồng nghiệp khó tin trong thời bình lại có chuyện “hành quân thần tốc” nhất là với những người cầm bút. Nhưng đó là chuyện có thật! Trưa ngày 17-7-1992, sau khi giao ban, đồng chí Thường trực Ban Biên tập gọi tôi lên phòng làm việc và giao nhiệm vụ dẫn đầu Đoàn phóng viên “hành quân thần tốc” ra Trường Sa để kịp phản ánh cuộc bầu cử Quốc hội khóa IX nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở quần đảo Trường Sa vào ngày 19-7.

Không hỏi gì thêm, tôi thầm hiểu đó là nhiệm vụ rất quan trọng, giống như thời chiến tranh tôi hai lần được cử vào Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường. Hai lần đi ấy, đã giúp tôi bình thản, tự tin, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao. Sau vài giờ về nhà lấy mấy bộ quần áo và đồ dùng cá nhân, tôi cùng các anh Duy Phục, Khắc Hường khẩn trương ra sân bay Nội Bài, kịp chuyến bay vào Cam Ranh (Nha Trang) cất cánh lúc 16h.

18h máy bay hạ cánh, chiếc U-oát của Hải Quân vùng 4 đón chúng tôi xuống chiếc tàu quân đội chuyên vận tải hàng ra quần đảo Trường Sa với sức chở 500 tấn. Cùng đi có hơn mười diễn viên Đoàn văn công Quân khu 9; đồng chí Tham mưu trưởng vùng 4 Hải quân; đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa và một số chiến sĩ khác. 19h tàu rời cảng Cam Ranh hướng về đảo Trường Sa lớn. Chạy được hơn hai tiếng đồng hồ thì nhận được tin áp thấp nhiệt đới đang chuyển thành bão ở trung tâm quần đảo Trường Sa và đổ vào đất liền.

Chỉ ba giờ sau đó, con tàu 500 tấn bắt đầu bị sóng cấp 8, cấp 9 hất tung lên rồi nhấn chìm xuống sâu, làm tàu nghiêng ngả. Mọi người đều có cảm tưởng mình sắp bị hất tung xuống biển. Tôi đã mấy lần đi tàu khách từ cảng Hải Phòng vào Sài Gòn, qua Đà Nẵng gặp bão, cũng diễn ra cảnh ngộ tương tự, nhưng chỉ hơn một giờ sau, tàu lại trở về trạng thái bình yên. Lần này vì tàu quá nhỏ, sóng lại quăng quật gần 10 giờ liền, ai cũng nôn mửa, mặt xanh lét.

Đồng chí Tham mưu trưởng hải quân vùng 4 và cả đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, vóc người cường tráng, từng quen với sóng to, biển lớn, nhưng hôm nay cũng say sóng, nằm mệt lử. Duy nhất có anh Tạo, quê ở Hải Dương, chiến sĩ hải quân đã 17 năm liền lái tàu là trụ được, bình tĩnh đưa tàu trườn lách qua những đợt sóng lừng.

Qua hai đêm lo âu, phấp phỏng, bão đã tan, biển trở lại hiền hòa, nước xanh trong. Bỗng dưng, mọi người đổ xô ra mũi tàu reo hò khi thấy mặt trời ló rạng ở đằng Đông. Lần đầu tiên được ngắm bình minh trên hòn đảo tiền tiêu giữa Biển Đông sóng vỗ, ai cũng rưng rưng xúc động.

PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh - nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Khắc Hường tất tả ngược xuôi, chọn đủ góc độ ghi lại cảnh tượng rực rỡ này giữa biển trời Tổ quốc. Vậy là, sau gần 30 giờ, tàu chúng tôi đã cập cảng Trường Sa trong tiếng vỗ tay hoan hô của các chiến sĩ trên đảo, át cả tiếng sóng.

Đúng 7h sáng ngày 19-7-1992, lễ bầu cử Quốc hội khóa IX được diễn ra trọng thể tại trung tâm đảo Trường Sa lớn, cạnh cột mốc chủ quyền quốc gia. Chúng tôi cùng cán bộ, chiến sĩ và ngư dân trên đảo trân trọng bỏ lá phiếu bầu các đại biểu Quốc hội của tỉnh Khánh Hòa. Tôi có vinh dự nhiều lần tham gia bầu cử ở Hà Nội và một số nơi trong thời gian đi công tác, song chưa lần nào, tôi xúc động, tự hào như lần này. Tấm thẻ cử tri ở Trường Sa đã trở thành vật kỷ niệm vô giá trong cuộc đời tôi làm báo.

Cuộc bầu cử kết thúc sau một giờ. Các “anh nuôi” đã kịp mổ lợn (tự nuôi) và đánh tiết canh rất khéo. Nhưng nghĩ đến nhiệm vụ phóng viên, tôi cùng anh Duy Phục tạm xa mâm cỗ hấp dẫn, tìm đến Trạm khí tượng thủy văn Trường Sa gần đó để liên hệ với đất liền, nhờ chuyển giúp tin bầu cử về Tòa soạn Báo Nhân Dân. Đầu những năm 90, thế kỷ XX, công nghệ thông tin chưa phát triển như bây giờ.

Thông cảm với tôi, đồng chí trưởng Trạm khí tượng cho phép dùng máy của Trạm liên hệ với trạm ở Đà Nẵng và nhờ họ ghi lại bằng tay qua lời đọc của tôi. Sau đó, họ lại giúp chuyển tin này qua hệ thống điện thoại đất liền về Tòa soạn tại 71 Hàng Trống, Hà nội. Vậy là, qua nhiều công đoạn cầu kỳ, tin bầu cử ở Trường Sa đã kịp đăng trang nhất số Báo Nhân Dân ngày 20-7-1992 cùng với tin các địa phương khác trong cả nước tiến hành bầu cử thành công!

Đúng là cuộc “hành quân thần tốc” cả về nghĩa đen và nghĩa bóng!

“Ai là Hồng Vinh nhỉ?”

Đó là câu hỏi thân tình của Đại tá Đặng Tính, Chính ủy Bộ Tư lệnh Đoàn 559 dành cho tôi vào lúc nửa đêm ngày 2-3-1971 tại Nhà khách của Đoàn. 

Gọi là “Nhà khách” cho “oai”, song thật ra là một căn hầm rộng chìm sâu trong lòng đất, cạnh gốc cây to bên bờ suối róc rách tiếng nước chảy. Đêm ấy, tôi đang thiếp đi vì sau hơn  một ngày cuốc bộ từ Ban Thanh niên xung phong 67 ra Đường 10 ở km 33, tôi mới tới được đây. Mệt vì đi bộ suốt ngày trong tâm thế luôn căng tai phát hiện tiếng máy bay để phán đoán tìm cách tránh. Mặt khác, mệt vì ba trạm gác “hành” tôi về thủ tục giấy tờ.

Sự việc là, đầu năm, anh Thép Mới từ Trung ương cục ở miền Nam ra Hà Nội nhận chỉ thị mới, nhân có xe của Đoàn 559 vào Trường Sơn, anh gửi tôi đi nhờ vào chiến trường. Lúc đó, thực hiện chủ trương của Ban Biên tập, tôi được cử đi làm phóng viên quân sự phản ánh khí thế chiến đấu của quân và dân ta ở mặt trận Trị -Thiên. Nhận lệnh hôm trước, hôm sau phải lên đường ngay để kịp bám đoàn xe. Do vậy, tôi chỉ mang theo thư tay của Phó Tổng biên tập Thép Mới gửi Chỉnh ủy Đặng Tính, nhờ tạo điều kiện để tôi thao tác nghề nghiệp.

Đầu những năm 90, thế kỷ XX, công nghệ thông tin chưa phát triển như bây giờ. Thông cảm với tôi, đồng chí trưởng Trạm khí tượng cho phép dùng máy của Trạm liên hệ với trạm ở Đà Nẵng và nhờ họ ghi lại bằng tay qua lời đọc của tôi. Sau đó, họ lại giúp chuyển tin này qua hệ thống điện thoại đất liền về Tòa soạn tại 71 Hàng Trống, Hà nội.

Đến trạm gác thứ nhất và thứ hai, sau một hồi điện thoại xin ý kiến cấp trên, tôi được đi tiếp, nhưng tới trạm gác thứ 3 thì tổ bảo vệ nhất quyết không cho vào với lý do: “Không có Quyết định của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”. Tôi xin được cầm máy nói trực tiếp với anh Đặng Tính, người mà tôi chưa hề biết mặt, chỉ nghe tên khi anh làm Chính ủy Quân chủng Phòng không- Không quân. Giọng anh ôn tồn: “Hồng Vinh cứ tạm vào nhà khách nghỉ nhé!”. Thế là có chiến sĩ bảo vệ dẫn tôi vào một căn nhà chìm 2/3 dưới lòng đất, có mấy cái giường ghép bằng cành cây xù xì, mặt giường là phên nứa cong queo.

Giữa ban ngày mà chuột chạy hàng đàn qua mặt người. Đồng chí phục vụ dặn tôi: “Mấy gói lương khô mang theo, anh nên buộc dây treo lên, kẻo chỉ nháy mắt là chuột tha hết đấy!”.

Đầu xuân, vùng rừng núi chìm trong sương lạnh. Đang mơ mơ, màng màng thì nghe tiếng bước chân và ánh đèn pin rọi phía tôi nằm. Có tiếng hỏi vừa đủ nghe: “Ai là Hồng Vinh nhỉ?”. Tôi bật dậy và thưa: “Tôi đây ạ!”. Té ra là anh Đặng Tính, đầu húi cua, nét mặt đôn hậu, tay vỗ nhẹ lên vai tôi, giọng đầm ấm: “Hồng Vinh cảm thông quy định của nhà binh nhé! Mình cũng tự thấy có điều cứng nhắc từ lâu, nên có lần ở Hà Nội, người nhà từ quê lên thăm mình, bảo vệ cũng đòi hỏi nhiều thứ giấy tờ nhiêu khê lắm!”.

Về việc tôi vào đây, anh nói: “Bộ Tư lệnh hoan nghênh và cảm ơn báo Đảng đã cử phóng viên vào “chia lửa” với bọn mình. Nhưng để đảm bảo thủ tục chặt chẽ, mình đã hẹn báo cáo với anh Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị vào đêm nay”. Anh siết chặt tay tôi, chúc ngủ ngon và ra về.

Một giờ đêm, đang thiu thiu ngủ, đồng chí phục vụ Nhà nghỉ giật giọng gọi tôi “ra Trạm gác nhận điện thoại của thủ trưởng Tính!”. Đầu dây đằng kia, anh Tính phấn chấn nói: “Thế là ổn rồi! Anh Song Hào đã đồng ý và chỉ thị bọn mình tạo điều kiện cho Vinh thực hiện nhiệm vụ”. Tôi thở phào nhẹ nhõm. Xúc động hơn nữa là 15h hôm sau, tôi được ban Tham mưu Đoàn 559 thông báo: “Chuẩn bị 7h tối nay đi công tác với Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên”.

Tôi bất ngờ được gặp đồng chí Tư lệnh dáng cao to, giọng miền Trung vang ấm: “Cậu đi cùng mình kiểm tra một số binh trạm trọng điểm nhé!”. Anh chụp lên đầu tôi chiếc mũ sắt và dặn: “Gặp pháo sáng và bom, cậu làm theo mình. Hãy bình tĩnh, tự tin. Ở đây chuyện bom đạn như cơm bữa”.

Suốt mấy ngày đêm theo anh đi qua 5 binh trạm, được gặp gỡ, trò chuyện với các chiến sĩ thanh niên xung phong và các binh chủng tên lửa, cao xạ,… tôi thực sự vui mừng vì “thu hoạch” được quá nhiều tư liệu quý báu. Đó là “chất bột” tạo nên những phóng sự: “Theo Bác mở đường”, “Trên đường Quyết thắng”, “Niềm tin lớn dạy trên mỗi cung đường”…

Những bài này, tôi đã nhờ đường dây 559 chuyển gấp ra Tòa soạn ở Hà Nội. Một tuần sau đó, vào 10h đêm, bên căn hầm ở Đường 10, qua chiếc radio, tôi ứa nước mắt khi nghe phát thanh viên Tuyết Mai ở Đài Tiếng nói Việt Nam, đọc toàn văn bài phóng sự “Theo Bác mở đường”. Mọi người ôm chầm lấy tôi cảm ơn, xuýt xoa: “Viết sao nhanh thế, sinh động thế! Viết nữa nhé, Hồng Vinh ơi!”.

PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh (nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân dân)

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 24/12, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực Giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h.

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文