An toàn thực phẩm cần thông tin có trách nhiệm
- Các nhà khoa học nữ quốc tế bàn giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm
- Hà Nội: Bãi bỏ 11 thủ tục hành chính lĩnh vực an toàn thực phẩm
- Việt Nam và New Zealand ký thỏa thuận hợp tác về an toàn thực phẩm
- Hơn 1,1 triệu người Việt góp chữ ký hành động vì an toàn thực phẩm
Đây là diễn đàn trao đổi giữa các nhà báo trong nước với các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, châu Âu, giúp các nhà báo có cái nhìn khoa học về các vấn đề liên quan tới an toàn thực phẩm (ATTP) và thông tin một cách có trách nhiệm về vấn đề này.
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, ATTP là một vấn đề luôn được Chính phủ, cộng đồng xã hội luôn đặc biệt quan tâm. Đây là một trong các chủ đề chính được đăng tải thường xuyên và tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây.
“Điều này cho thấy, trách nhiệm to lớn của báo chí trong việc cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ ngày càng trở nên quan trọng, giúp công chúng có kiến thức trước khi đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông minh của mình”, ông Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
Đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Cũng tại hội thảo, TS Đào Xuân Cường Giám đốc quỹ Syngenta Foundation, đại diện Hiệp hội CropLife Việt Nam cho biết, thách thức lớn nhất nằm ở việc thay đổi thói quen canh tác của đại đa số nông hộ nhỏ trong nước. Bên cạnh việc tổ chức các chương trình hướng dẫn nông dân sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, việc truyền thông hướng tới nông dân cần được đẩy mạnh hơn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn.
Còn TS Trần Bá Dung – Trưởng ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí về khoa học công nghệ, đưa tin về lĩnh ATTP cần chính xác, cụ thể, kịp thời, có phân tích, có định hướng.