Bắc bộ chấm dứt những đợt rét hại kéo dài

07:48 20/01/2021
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, các đợt rét đậm, rét hại còn có khả năng xảy ra trong nửa cuối tháng 1 đến tháng 2/2021, nhưng không kéo dài như trong tháng 1/2021.


Ít xảy ra các đợt rét hại kéo dài

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, từ tháng 12/2020 đến nửa đầu tháng 1/2021 đã xảy ra 7 đợt không khí lạnh tràn xuống miền Bắc. Đáng nói, các đợt không khí lạnh có cường độ mạnh gây rét đậm, rét hại diện rộng cho các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ. 

Do rét đậm rét hại tràn xuống nhiều đợt nên nhiệt độ trung bình trong tháng 12/2020 tại khu vực Việt Bắc, khu vực Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế và một số nơi thuộc Tây Bắc, miền Đông Nam bộ thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1, độ C. Các nơi khác nhiệt độ trung bình tháng cao hơn so với TBNN cùng thời kỳ 0,5-1 độ C. Nhiệt độ trung bình trong nửa đầu tháng 1/2021 trên cả nước phổ biển thấp hơn so với TBNN, trong đó tại Bắc bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Nam-Quảng Ngãi thấp hơn từ 1-2 độ C.

Trong giai đoạn tới, xu thế nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục trong pha lạnh và hiện tượng La Nina còn duy trì từ nay đến khoảng tháng 3/2021, sau đó có xu hướng giảm dần và có khả năng chuyển dần sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021. 
Từ nay đến hết mùa Đông Xuân 2020-2021, Bắc bộ sẽ không còn những đợt rét đậm rét hại kéo dài.

Do vậy, tháng 2 và tháng 3/2021 nhiệt độ trên cả nước phổ biến xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ, riêng khu vực Bắc bộ và Thanh Hóa, Thừa Thiên- Huế, tháng 2/2021 nhiệt độ thấp hơn TBNN cùng thời kỳ khoảng 0,5 độ C; từ tháng 4 đến 7/2021 nhiệt độ trên hầu khắp cả nước ở mức xấp xỉ TBNN cùng thời kỳ. 

Ông Lâm cho hay, các đợt rét đậm, rét hại còn có khả năng xảy ra trong nửa cuối tháng 1 đến tháng 2/2021, nhưng không kéo dài như trong tháng 1/2021, song vẫn cần đề phòng nhiệt độ giảm sâu, gây ra băng giá, mưa tuyết trong thời kỳ này ở vùng núi cao khu vực Bắc bộ.

Khô hạn, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp

Về thủy văn khu vực Bắc bộ được dự báo, nguồn nước từ tháng 2 đến 7/2021 trên các lưu vực sông phổ biến thiếu hụt từ 20-50%, thiếu hụt nhiều trên lưu vực sông Thao, hạ lưu sông Lô, riêng trong tháng 1-2 vùng hạ lưu sông Hồng vượt TBNN từ 10-20%. Mực nước thấp nhất hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt mức từ 0,2-0,3m vào tháng 2 hoặc tháng 3/2021. Từ tháng 6-7, trên các lưu vực sông khu vực Bắc bộ xuất hiện các đợt lũ vừa và nhỏ, đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức báo động 1.

Khu vực Trung bộ, Tây Nguyên, từ nửa cuối tháng 1 đến tháng 4/2021, mực nước trên các sông ở Trung bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm và theo xu thế xuống dần. Lưu lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN cùng kỳ từ 10-30%; riêng các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận và Bình Thuận thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 20-50%. 

Từ tháng 5 đến tháng 7/2021, trên thượng lưu các sông ở Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện 1 - 2 đợt dao động. Mực nước trên các sông biến đổi chậm và dao động theo điều tiết hồ chứa. Lưu lượng dòng chảy trên phần lớn các sông ở Trung bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức xấp xỉ và thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-50%; riêng các sông ở Nghệ An, Ninh Thuận và Bình Thuận thấp hơn TBNN cùng kỳ trên 50%. 

Nguy cơ xảy ra khô hạn, thiếu nước cục bộ tại các tỉnh Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến 4/2021, sau đó mở rộng ra các tỉnh khác ở Trung bộ. Trên một số sông có khả năng xuất hiện mực nước quan trắc thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc cùng kỳ.

Trong khi đó, theo thông tin của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, từ ngày 5 đến 24/1/2021 lưu lượng xả từ hồ chứa Cảnh Hồng (Trung Quốc) xuống hạ du sẽ duy trì ở mức 1.000m³/s, sau đó sẽ vận hành bình thường trở lại.

Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long gia tăng và xâm nhập sâu tại các cửa sông chính từ nửa cuối tháng 1/2021. Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2, tháng 3; riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3, 4, sau giảm dần. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn nhiều biến động trong thời gian tới.

Chi Linh

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文