Báo động rắn độc tấn công, nhiều người phải nhập viện

17:40 18/05/2020
Liên tiếp những ngày gần đây, nhiều người dân bị rắn lục, rắn hổ mang tấn công phải vào nhập viện. Rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tới viện sớm, làm mất “thời gian vàng” cứu chữa, khi tới viện đã nhiễm độc nặng, tử vong hoặc tàn phế.



Ngày nào cũng có người nhập viện do rắn độc cắn

1 tuần nay, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai gần như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn độc cắn phải vào nhập viện. 

Nằm trên giường bệnh, anh Lê Văn Niên (47 tuổi, ở Bắc Giang) vẫn chưa hết kinh hoàng nhớ lại cảnh bị bị rắn cắn khi đang đi làm đồng. Theo lời kể của anh, khoảng 17h ngày 14-5, anh đang đi làm ngoài ruộng thì bất bị một con rắn lao đến cắn vào ngón trỏ bàn tay phải. Anh chỉ kịp nhìn thấy con rắn to bằng ngón chân cái, màu đen, sau đó nó trườn đi mất. 

Về nhà, vết thương trên tay càng lúc càng bị buốt nhiều, sưng đau, tấy đỏ, nghi bị trúng độc rắn, anh được người nhà đưa với bệnh viện. 10 tiếng sau khi bị rắn cắn, anh được chuyển đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh nhân Niên bị rắn độc cắn vào ngón trỏ bàn tay phải

Nằm cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, anh Lê Việt H. (32 tuổi, Phú Thọ) bị rắn lục cắn và nhập viện tối 14-5. Theo người nhà của bệnh nhân H. thì khoảng 16h ngày 14-5, khi đi ra ngoài vườn, anh bị một con rắn màu xanh to bằng đầu ngón tay trỏ cắn vào mặt trong bàn chân trái. Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân có garo vết thương nhưng vẫn đau nhiều nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) rồi chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Nguy hiểm hơn là trường hợp của anh Nguyễn Văn Đ. (41 tuổi, ở Khoái Châu, Hưng Yên). Cách đây vài ngày, khi dọn đống gạch cũ, bất ngờ con rắn hổ mang lao tấn công vào ngón bàn tay phải của anh. Anh Đ. được người nhà nặn máu vết cắn, có garo và đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên cấp cứu. Tại vị trí bị cắn sưng đau nhiều, tấy đỏ. Tại bệnh viện tỉnh, anh được bác sĩ truyền dịch, SAT và được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Người dân hết sức cảnh giác

Vì sao trong tuần qua lại có nhiều người bị rắn độc ngoài tự nhiên cắn? Theo TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, mùa hè là mùa rắn sinh sôi, phát triển nên trong vòng một tuần trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện. Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho 8 ca bị rắn độc cắn.

BS Nguyên cho rằng, ở Việt Nam rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến. Tại Trung tâm Chống độc, rắn cắn là một trong những ngộ độc hàng đầu, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 - là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc. Do vậy, người dân phải hết sức cảnh giác để không bị rắn độc cắn.

Rắn độc tấn công người không chỉ ở vùng núi, hoặc nơi có cây cối rậm rạp mà còn ở ngoài tự nhiên nơi gần có người sinh sống. Chúng tôi từng theo chân các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn đi vào khu vực đường mòn biên giới, đây là khu vực có nhiều người qua lại và cũng là nơi rắn lục sinh sôi nhiều, sẵn sàng từ trên cây lao xuống tấn công người. Nếu bị rắn lục cắn ở khu vực này, việc vận chuyển được người bệnh tới cơ sở y tế cấp cứu sẽ mất nhiều thời gian, việc cứu chữa vì vậy cũng khó khăn hơn nhiều. 

BS Nguyên khuyến cáo, hiện Việt Nam có rất nhiều loại rắn độc và mỗi loại lại có cơ chế gây độc khác nhau, nên tùy theo loại rắn độc mà chúng ta có biện pháp sơ cứu cũng như hướng điều trị khác nhau.

BS. Nguyên nhấn mạnh, sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là cứ loay hoay ở nhà áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ đến khi có các biểu hiện của suy hô hấp (tím tái, co cơ, khó thở…) thì mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.

Vết thương do rắn độc cắn vào chân

“Sau khi bị rắn độc cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách với mục đích làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời”, BS Nguyên nói. Khi bị rắn cắn phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, không được chậm trễ làm mất đi “thời gian vàng” cứu chữa cho người bệnh.

Để không bị rắn độc cắn, theo lời khuyên của bác sĩ, người dân không nên bước đi hoặc cho tay vào những nơi mà ta chưa quan sát được; không nên ngồi cạnh gốc cây, gò đống, bờ ruộng nơi có nhiều hang chuột, hang mối; không nên lật tảng đá, đống gạch, đống củi hay thân cây bằng tay trần. Đối với những người hay bắt cua, ếch trong hang, không nên dùng tay, mà phải dùng que, móc, gậy để bắt. Không dùng tay bẻ cành, lấy củi trong đêm và không nên ngủ dưới đất (kể cả trên nền nhà), hoặc lều, lán sát mặt đất vì rắn hay lui tới những chỗ ấm.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên chỉ ra các bước sơ cứu nên làm khi bị rắng cắn: (1) Động viên bệnh nhân yên tâm, đỡ lo lắng; (2) Không để bệnh nhân tự đi lại; (3) Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn); (4) Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường; (5) Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động; (6) Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..).




Tr.Hằng

Công an TP Vinh (Nghệ An) vừa phối hợp phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An và Công an các huyện triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ huyện Quế Phong về TP Vinh, bắt giữ 11 đối tượng, thu giữ hơn 6.000 viên ma túy và một số tang vật liên quan khác.

Hồi 21h25’ ngày 24/5 tại Km 10+805 cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ (hướng Phú Thọ đi Tuyên Quang) thuộc xã Đội Bình (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô đầu kéo BKS: 24C-041.28 do anh Lý Văn Tr. (SN 1989) điều khiển đâm vào đuôi xe đầu kéo BKS: 22-H000.24 do anh Phạm Viết Tr. (SN 1982) điều khiển đi phía trước cùng chiều.

Liên quan đến những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bố trí đất tái định cư trên địa bàn thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), chiều 24/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 5 đối tượng

Sáng nay (25/3), Đại tá Võ Duy Tuấn, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú Yên đã trao thư khen của Giám đốc Công an tỉnh cho chị Bùi Thị Thanh Truyền, giao dịch viên (GDV) Phòng Giao dịch Tuy An thuộc Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Phú Yên, về việc chủ động phát hiện và kịp thời phối hợp với cơ quan Công an ngăn chặn hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

HLV Mano Polking đã chính thức gia nhập CLB Bóng đá Công an Hà Nội. Tuy nhiên, ông vẫn chưa góp mặt trong trận derby thủ đô vào ngày Chủ nhật.

Những người mua bán ở Phố hàng rong (còn gọi là Chợ đêm hàng Dừa, đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bức xúc về việc nhà đầu tư của Phố đi bộ Ninh Kiều là chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Me Kong (gọi tắt là Công ty Me Kong) đã tăng giá thu cho thuê mặt bằng lên gần 20 lần so với mức hiện hành, khiến đời sống, hoạt động kinh doanh của bà con ở đây vốn đã khó khăn nay thêm gánh nặng.

Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp ôtô với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khi thực thi các FTA mà Việt Nam tham gia và cam kết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文