Báo động tình trạng phá hoại cây trồng của người dân

06:30 20/03/2018
Cách nay một tháng, ông Võ Đình Hồng (ở thôn 7, xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột) nhận được điện thoại từ người dân thông báo vườn cà phê của gia đình ông ở khu vực cuối thôn bị kẻ gian phá hoại. Khi ra vườn kiểm tra, ông Hồng bàng hoàng phát hiện toàn bộ 300 cây cà phê tái canh gần 3 năm đang ra hoa bói đã bị chặt đứt lìa thân, lá và hoa rụng tơi tả.


Ông Hồng cho biết, để đầu tư chăm sóc diện tích cà phê này gia đình phải vay 30 triệu đồng, giờ cà phê bị chặt chết hết không biết lấy gì trả nợ. Sau khi phát hiện vụ việc, ông đã trình báo với Công an địa phương, mong tìm ra kẻ thủ ác.

Tương tự như vậy, sau những ngày nghỉ Tết, ông Đỗ Thế Xưởng (ở buôn Kré A, xã Ea Knếch, huyện Krông Pắc) ra thăm vườn thì mới biết vườn mình bị kẻ nào đó chặt phá tan hoang. Hơn 200 cây cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh bị chặt đứt lìa gốc, hơn 50 trụ hồ tiêu cũng bị cắt ngang thân, thiệt hại ước tính khoảng 150 triệu đồng.

Hiện trường một vụ chặt phá cà phê của người dân trước Tết Mậu Tuất ở TP Buôn Ma Thuột.

Theo lời ông Xưởng, đây không phải là lần đầu cây trồng nhà ông bị kẻ ác phá hoại. “Năm 2015, kẻ nào đó đã phá của nhà tôi 210 gốc cà phê. Tiếp đó, năm 2016, 17 gốc tiêu đang trong thời kỳ kinh doanh của tôi bị đốn hạ. Cuối năm 2017, kẻ gian còn dồn bàn ghế, vật dụng trong nhà rẫy của tôi phóng hỏa đốt cháy hết. Mỗi lần xảy ra vụ việc tôi đều trình báo Công an xã, Công an huyện có xuống quay phim, chụp hình nhưng đến nay vẫn chưa thấy thông báo kết quả điều tra”, ông Xưởng cho biết.

Trong năm 2017, ở Đắk Lắk liên tục xảy ra các vụ phá hoại các loại cây trồng của người dân ở các huyện Cư Mgar, Krông Pắc, Cư Kuin, Buôn Đôn và TP Buôn Ma Thuột… 

Thượng tá Nguyễn Văn Dân, Phó trưởng Công an huyện Krông Pắc cho biết nguyên nhân xảy ra các vụ phá hoại này chủ yếu là do mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày, nảy sinh thù hằn cá nhân. Kẻ xấu thường chọn thời điểm đêm khuya ra tay một cách nhanh gọn.

“Đối với các vụ chặt phá hoa màu như thế này thì công tác điều tra của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài việc đối tượng ra tay vào ban đêm, những rẫy này thường nằm xa khu dân cư ít người qua lại nên rất khó tìm thêm manh mối. Thêm nữa, khi người dân đi làm mới phát hiện rẫy của mình đã bị chặt trước đó nhiều ngày, rất khó tìm được dấu vết phục vụ truy xét”, Thượng tá Dân cho biết.

Theo lãnh đạo Công an huyện Cư Mgar, mỗi ha cà phê, hồ tiêu từ giai đoạn kiến thiết đến khi thu hoạch phải mất thời gian ít nhất 3 năm và tốn kém hàng trăm triệu đồng. Để có vốn đầu tư, phần lớn bà con phải vay từ các ngân hàng. Không chỉ đối mặt với thiên tai, giá nông sản bấp bênh, nông dân còn nơm nớp lo âu bởi những ke ích kỷ, hẹp hòi rắp tâm hủy hoại tài sản.

Thực tế đó không chỉ đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng cần điều tra, xử lý nghiêm minh những kẻ thủ ác mà điều quan trọng hơn là đẩy mạnh hơn nữa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng đời sống nông thôn có tình làng nghĩa xóm, “bạn thương hơn nương rào”…

Võ Trường

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文