Bất thường việc thương lái thu mua lá nhàu tươi ở Cà Mau
Thời gian quan, người dân xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (Cà Mau), rất bất ngờ trước việc có cơ sở thu mua lá nhàu tươi. Việc thu mua này khiến người dân địa phương và các địa bàn lân cận thi nhau hái lá nhàu tươi để bán.
- Thực hư thông tin thương lái thu mua dứa non ở Thanh Hóa
- Thương lái thu mua lá mãng cầu xiêm đã bỏ đi
- Cảnh giác với “mánh” thu mua rễ cây hồ tiêu của thương lái Trung Quốc
- Tái diễn tình trạng thu mua cau non bán qua Trung Quốc
Ông Đinh Đức Thiệu (chủ cơ sở thu mua trái nhàu tươi), cho biết: “Tôi thu mua trái nhàu đã gần 10 năm nay, nhưng chưa bao giờ mua lá nhàu cả, gần đây mới có người thu mua lá nhàu. Trước cũng có người đến đặt hàng tôi thu mua lá nhàu tươi, sau đó phơi khô đem lên TP.Hồ Chí Minh bán với giá từ 120.000-150.000 đ/kg".
Câu nhàu |
"Tuy nhiên, tôi không đồng ý thu gom cho họ, vì thấy nhiều điểm bất thường và ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế của người dân. Nếu hái lá bán thì sẽ ảnh hưởng rất lớn để sự sinh trưởng của cây vì hái cả lá non. Lâu dần, bà con ở đây sẽ không còn trái nhàu để bán, ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Trái nhàu tươi ở đây tôi thu mua với giá 15.000 đ/kg, thì lá nhàu tươi được mua với giá 4.000 đ/kg. Vì lợi nhuận trước mắt, nhiều người đã hái lá tươi bán”.
Cũng theo ông Thiệu, trái nhàu tươi được ông thu mua sau đó bán cho thương lái xuất đi Hàn Quốc, Đài Loan… dùng để làm thuốc. Còn lá nhàu thì từ trước đến nay chưa nghe có thể làm thuốc trị bệnh, việc họ mua rồi xuất đi đâu và để làm gì thì không ai biết. Chính vì vậy, tiềm ẩn nhiều rủi ro…
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, thời gian qua trên địa bàn xã có 8 đại lý thu mua trái nhàu. Tuần rồi xã phát hiện có trường hợp thu mua lá nhàu. Đây là vấn đề nhạy cảm nên xã đã cử cán bộ chuyên môn kiểm tra thì trong 8 đại lý chỉ có 1 đại lý nhận đặt hàng thu mua lá nhàu.
Một đại lý thu mua lá nhàu tươi ở huyện Thới Bình (Cà Mau). |
“Xã đã trao đổi với các đại lý đây là vấn đề có thể ảnh hưởng đến kinh tế, khuyến cáo không nên thu mua lá nhàu. Bên cạnh đó, tình trạng bán lá nhàu không chỉ có người dân ở địa phương mà còn có người dân ở địa bàn lân cận, kể cả ngoài tỉnh. Vì vậy, xã tham mưu Phòng NN&PTNT huyện có định hướng tuyên truyền, khuyến cáo rộng rãi trong người dân, thấy được tác hại trước mắt và lâu dài về kinh tế” - ông Toàn chia sẻ.
Lá nhàu đã được phơi khô. |
Theo ông Toàn, việc hái lá nhàu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, dinh dưỡng của cây nhàu. Bên cạnh đó, có người còn hái cả đọt, nụ, trái nhàu non… Về lâu dài ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, đặc biệt là những hộ trồng nhàu bán.
Cây nhàu hay còn gọi cây ngao, nhàu núi, giầu... Cây cao chừng 6-8m, thân nhẵn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc bờ sông, bờ suối, xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Nam. Bộ phận dùng làm thuốc gồm: trái, rễ, lá, hạt của cây nhàu. Theo dân gian, quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho cảm, hen, đau gân, đái đường; nướng chín ăn để chữa lỵ. Rễ nhàu, ngoài công dụng nhuộm màu đỏ quần áo vải lụa, người Việt Nam đào về thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu uống chữa nhức mỏi, đau lưng. Lá nhàu giã nát đắp chữa mụn nhọt, mau lên da non; sắc uống chữa đi lỵ, chữa sốt và làm thuốc bổ, lá nhàu còn dùng nấu canh lươn ăn bổ. Vỏ cây nhàu nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh uống bổ máu.
|