Biển xâm thực khiến đê phòng hộ bị uy hiếp

09:09 05/11/2016
Những năm gần đây, cứ vào mùa mưa bão, tình trạng sạt lở tại tuyến đê biển Tây tỉnh Cà Mau càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều đoạn rừng đã mất, uy hiếp tuyến đê phòng hộ.


Toàn tuyến đê biển Tây của Cà Mau có chiều dài khoảng 108km với thảm rừng phòng hộ dày hơn một km để che chắn sóng gió. Tuy nhiên, những năm gần đây, hàng ngàn hộ dân sống dọc theo chân đê rất lo lắng trước tình trạng vùng biển này ngày càng ít được bồi đắp. Kèm theo đó là sóng lớn, thủy triều “lộng hành” trong mùa mưa bão đã cuốn trôi hàng ngàn ha đất rừng.

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, mỗi năm trung bình thảm rừng ven biển Tây (Cà Mau) bị cuốn mất khoảng 50m lấn sâu vào bên trong. Cá biệt, nhiều đoạn mất khoảng 10m/tháng. Tại đoạn đê thuộc ấp 11, xã Khánh Tiến (huyện U Minh), chúng tôi ghi nhận sự “gặm nhấm” của biển đối với phần đê này.

Ngành chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để tránh tình trạng vỡ đê.

Anh Lê Ngọc Huỳnh, cán bộ quản lý đê (thuộc Hạt Quản lý đê Cà Mau) tại đây cho biết: “Vào năm 2012, vạt rừng nơi đây kéo dài ra ngoài khoảng 200m. Nhưng mỗi năm biển cứ lấn dần vào, đến nay đã cuốn mất rừng, sóng biển đánh vào tới chân đê. Nhiều hộ gia đình sống gần đây đã phải dọn nhà đi nơi khác. Cách nay 2 tháng, vùng biển này động mạnh, mưa gió liên tục… khiến một số kè đá nằm ở chân đê có thể bị cuốn ra biển bất cứ lúc nào. Thời gian qua, do ảnh hưởng liên tục của những cơn bão, tình trạng sạt lở rất nhanh. Đặc biệt đoạn rừng giao giữa ấp 10 và ấp 11 (xã Khánh Tiến), mỗi tháng tôi đo đạc mất khoảng 10m rừng”.

 Ghi nhận tại xã Khánh Bình Tây (huyện Trần Văn Thời), đoạn đê của xã này dài khoảng 4km, là một trong những đoạn bị sạt lở đặc biệt nghiêm trọng của Cà Mau. Năm 2015, mặc dù lực lượng chức năng đã khẩn trương làm kè tạm bảo vệ chân đê, nhưng do mưa bão lớn nên có những nơi diện tích rừng chỉ còn vài mét.

Bà Lê Kim Thái (người dân địa phương) cho biết: “Thời gian, diện tích đất bị biển “cướp” ngày càng nhanh hơn. Nửa tháng trước vạt rừng phía sau nhà tôi còn khoảng 20m. Nhưng cơn bão số 7 vừa qua, kết hợp với đợt thủy triều dâng lên, sóng đánh dữ dội khiến phần rừng sau nhà tôi và nhiều đoạn khác bị mất hết. Số cây đước, cây mắm hôm nào giờ cũng bị biển đánh tơi bời”. Thay vào ngàn cây mắm, cây đước là hàng kè bản nhựa. Chỉ riêng đoạn Kênh Mới – Kênh Tám (xã Khánh Bình Tây) dài khoảng 1.500m nhưng đã có hơn 500m kè tạm để bảo vệ đê.

Ông Bùi Văn Đông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Cà Mau, cho biết: “Do ảnh hưởng của cơn bão số 7, biển động mạnh, sóng lớn đánh làm vỡ nhiều đoạn kè. Chúng tôi thường xuyên nhận được tin báo của của cán bộ chốt địa bàn và người dân về tình trạng vỡ kè”.

Theo ông Đông, đoạn sạt lở nghiêm trọng là tại ấp Thời Hưng (xã Khánh Bình Tây) đã được tỉnh Cà Mau cho triển khai làm kè ngầm tạo bãi khẩn cấp để bảo vệ đê. Tuy nhiên, thời gian gần đây thời tiết cực đoan gây rất nhiều khó khăn trong việc thi công. Hiện nay, đơn vị thi công đang tạm nghỉ đợi biển lặng mới làm được.

Theo ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau, từ năm 2010 đến nay, tình trạng sạt lở của vùng biển Tây xảy ra liên tục. Trung bình, mỗi năm toàn tuyến bị mất khoảng 50m rừng phòng hộ ăn sâu vào đất liền.

Hiện nay, có 3 điểm sạt lở nghiêm trọng nhất, uy hiếp đê phòng hộ gồm: Đoạn Đá Bạc – Kinh Mới (xã Khánh Bình Tây); Hương Mai – Tiểu Dừa; Ba Tỉnh – Khánh Hội (xã Khánh Tiến). Tại những điểm trên sạt lở nghiêm trọng, tỉnh đã triển khai được gần 7km kè ngầm tạo bãi và hiện đang tiếp tục triển khai.

Trần Lĩnh

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文