Bước qua lầm lỗi làm “cầu nối” cho nhiều người tù hoàn lương

10:36 02/12/2014
Tại hội nghị biểu dương người chấp hành xong án phạt tù tiến bộ tiêu biểu của Công an tỉnh Quảng Nam năm 2014, Trần Duy Nhất (46 tuổi, trú thôn 1, xã Quế Bình, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam) là một trong số gương hoàn lương điển hình; bởi ngoài những nỗ lực cho bản thân, anh còn là chiếc cầu nối để những người chấp hành xong án phạt tù khác làm lại cuộc đời…

Chuyện xảy ra kể từ khi Nhất cùng một số thanh niên trong làng, vì tìm kế mưu sinh, đã “đầu quân” làm phu vàng tại bãi Nước Nác (Trà Bui, Bắc Trà My, Quảng Nam). Đó là vào năm 1997, bãi vàng Nước Nác lúc này có hàng chục nhóm đào đãi vàng ở khắp nơi đổ về. Lợi dụng tình hình mất ANTT tại đây, nhiều đối tượng đã đứng ra thành lập băng nhóm trấn lột tài sản của các lán trại đào đãi vàng. Trong đó, khét tiếng nhất là băng nhóm do đối tượng Đỗ Duy Lệ cầm đầu, chuyên dùng hung khí như, dao, mã tấu, kiếm để uy hiếp, cướp bóc và sẵn sàng chém, giết nếu ai chống cự lại chúng. Do bị ức hiếp trong thời gian dài, các nhóm phu vàng rủ nhau hợp sức lại để tấn công băng nhóm của Đỗ Duy Lệ. Mặc dù lán trại của mình không bị cướp, nhưng bất bình trước hành vi hung hăng, hống hách của Lệ, Nhất cũng tham gia vụ trả đũa. Khoảng 3h sáng 4/10/1997, Nhất cùng hàng chục phu vàng đồng loạt tấn công Lệ và đồng bọn; dẫn đến hậu quả 1 người chết, hàng chục người bị thương. Sau đó Nhất bị cơ quan điều tra bắt tạm giam và bị TAND tỉnh xử phạt 5 năm tù…

Vườn ươm cây giống của anh Nhất.

“Bước chân vào trại giam, tui rơi vào tâm trạng chán nản, tuyệt vọng. Với mức án 5 năm tù dài đằng đẵng, tui sẽ ra sao; rồi sau này ra tù tui làm gì để sống, mọi người xung quanh có tin vào một người đã từng vào tù như tui không… Nhưng, cũng trong lúc ấy, tui nghe văng vẳng tiếng khóc của đứa con trai đầu lòng chưa tròn 4 tháng tuổi. Tiếng khóc của con trẻ và hình ảnh người vợ tảo tần dằn vặt lương tâm tui, khiến tui nhận ra một điều, mình phải vượt qua tâm lý mặc cảm để làm lại cuộc đời, cùng vợ nuôi dạy con cái và xây dựng mái ấm hạnh phúc. Được sự động viên của cán bộ quản giáo và gia đình, tui đã trở thành một phạm nhân tích cực trong các hoạt động của trại và được giảm án, ra tù trước thời hạn…”, nhớ lại quá khứ lầm lỗi, Nhất tâm sự.

Anh Nhất kể tiếp rằng, lúc mới ra tù trở về nhà, anh bàn với vợ cách làm kinh tế để ổn định cuộc sống. Thấy vị trí nhà ở thuận lợi, vợ chồng anh mở tiệm bán tạp hóa và vật tư nông nghiệp. Nguồn thu từ việc mua bán cũng đủ để họ trang trải cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, anh vẫn chưa bằng lòng và không muốn dừng lại ở đây. Anh bàn với vợ, tiệm tạp hóa một mình chị gánh vác, còn anh đầu tư vào việc trồng trọt. Được Nhà nước giao 4ha đất, ban đầu anh trồng 30 gốc tiêu. Năm đó, anh đầu tư hơn 20 triệu. Nhưng may mắn không mỉm cười với anh. Do thiếu kỹ thuật, lại mua phải giống nhiễm bệnh nên tiêu bị chết sạch, tiền đầu tư coi như mất trắng. Song, anh vẫn không nản chí. Sau khi nghiên cứu tình hình, anh quyết định trồng xoan và keo nguyên liệu giấy. Năm 2002, anh xin Nhà nước giao thêm 30ha đất rừng ở Phước Hiệp (Phước Sơn, Quảng Nam) để trồng keo. Năm 2005, khai thác rừng keo, anh thu được 170 triệu đồng. Số tiền này anh mua vật liệu xây nhà, còn một ít tái đầu tư trồng lại rừng. Sau nhiều năm vất vả, cuối cùng những cánh rừng đã đem lại cuộc sống khấm khá cho gia đình anh.

Có vốn, anh lại tiếp tục đầu tư trồng rừng trở lại… Năm 2011, hưởng ứng chủ trương của huyện, anh mạnh dạn đầu tư trồng 15ha cao su. Anh là một trong những người đi tiên phong trồng loại cây cho giá trị kinh tế cao này tại vùng núi Hiệp Đức. Nhờ chịu khó tìm tòi học hỏi, đầu tư chăm sóc đúng kỹ thuật nên rừng cao su của anh được đánh giá “đẹp nhất vùng”. Để chủ động cây giống trồng rừng, anh đầu tư 1.500m² vườn ươm cây keo và sau đó là cây cao su và được những chủ rừng xung quanh ưa chuộng, đặt mua. Hiện tại tổng thu nhập hằng năm của gia đình anh hơn 200 triệu đồng…

Không chỉ lo kinh tế gia đình, anh Nhất còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động phổ thông. Trong đó, có 6 người chăm sóc và bảo vệ rừng với mức lương mỗi tháng từ 4-5 triệu đồng; 4 người ươm cây giống, với tiền công mỗi ngày 120 ngàn đồng. Ngoài lương lao động, anh còn thưởng thêm cho các công nhân vào dịp lễ, Tết để động viên tinh thần họ… Ông Trần Ngọc Côi, Trưởng Công an xã Quế Bình cho biết, anh Nhất bây giờ là công dân tiêu biểu của địa phương. Anh luôn chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống chan hòa với mọi người. Với những người chấp hành xong án phạt tù, anh Nhất đặc biệt quan tâm, gần gũi và chia sẻ cách làm ăn để họ hoàn lương, tiến bộ, có công ăn việc làm ổn định. Trong số đó, nhiều người cũng trở thành chủ trang trại rừng có cuộc sống khấm khá.

Phước Hiệp

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文