Cà Mau ứng phó trước nạn sạt lở bờ biển

10:30 01/07/2021
Cà Mau là tỉnh cực Nam Tổ quốc có 3 mặt giáp biển. Tổng chiều dài bờ biển của tỉnh là 254km (bờ biển Tây dài 154km, bờ biển Đông dài 100km), trong đó có trên 80% tổng chiều dài bị sạt lở. Bờ biển Đông có chiều dài sạt lở nguy hiểm khoảng 48km, trong đó sạt lở rất nguy hiểm khoảng 29,5km, tập trung trên địa bàn các xã Tam Giang Đông (huyện Năm Căn); xã Đất Mũi, xã Tân Ân và thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển).

Bờ biển Tây sạt lở với chiều dài khoảng 57km, trong đó có nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ, hoặc đai rừng phòng hộ chỉ còn vài chục mét. Hiện, tình trạng sạt lở bờ biển Tây ngày càng nguy cấp hơn. Những cánh rừng phòng hộ ven biển dần biến mất nên đê biển Tây thường xuyên bị sóng to, gió lớn uy hiếp, nguy cơ vỡ đê rất cao, nhất là, vào mùa mưa bão, gió Tây Nam hoạt động mạnh cộng với triều cường dâng cao.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, từ ngày 2 đến 8-6 trên địa bàn tỉnh xảy ra 39 vụ sạt lở đất ven sông, ven biển với tổng chiều dài hơn 810m (trong đó có 199m đường bê tông), làm thiệt hại 19 căn nhà, hư hỏng 3 căn nhà, 3 trại tôm giống, ngã 2 trụ điện...

Sóng biển vượt qua kè hộ đê, bào mòn, gây sạt lở đai rừng phòng hộ ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau).

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ UBND tỉnh Cà Mau, cho biết tước những diễn biến sạt lở bờ biển ngày càng gia tăng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết định hộ đê khẩn cấp; huy động toàn lực, kể cả các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn tập trung xử lý sạt lở, giảm thiệt hại thấp nhất do thiên tai gây ra, giúp người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định đời sống. Đặc biệt, với tinh thần quyết liệt, tỉnh đã triển khai rất nhiều giải pháp để xử lý khắc phục sạt lở. Ngoài các giải pháp phi công trình (như tổ chức di dân, tái định cư; phát động phong trào trồng cây, gây rừng; tổ chức theo dõi diễn biến sạt lở ven biển về qui mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ...), tỉnh tập trung vào các giải pháp công trình kiên cố hóa đê biển, các công trình kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi, khôi phục rừng ngập mặn ven biển,... 

Hiện Cà Mau đã thực hiện các giải pháp này với tổng chiều dài gần 49km (40km đê biển Tây và 9km đê biển Đông). Theo số liệu khảo sát mới nhất, phía sau công trình, bãi bồi đã hình thành, được bồi lấp liên tục theo từng năm. Bình quân chiều cao bãi được nâng lên từ 1 đến 1,5m phù sa so với trước khi có công trình. Cùng với việc phát huy hiệu quả giảm sóng, gây bồi, công trình còn tạo điều kiện tốt để trồng tái sinh rừng ngập mặn, đảm bảo an toàn cho nhà cửa dân cư phía trong đê cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân.

Để triển khai các giải pháp công trình và phi công trình ứng phó sạt lở bờ biển thời gian tới, tỉnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính không áp dụng cơ chế vay lại các dự án ODA đối với các dự án ứng phó thiên tai, mà được áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư cho các dự án xây dựng đê biển, xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, vì các dự án này không có khả năng thu hồi vốn. 

Đặc biệt, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét có cơ chế để huy động vốn của các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển, kết hợp với đầu tư khai thác du lịch sinh thái, điện gió, điện năng lượng mặt trời (các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư kè và được giao sử dụng đất rừng phòng hộ ven biển khôi phục thêm được từ dự án để kinh doanh du lịch sinh thái). 

Cùng với đó, Trung ương sớm phân bổ kinh phí cho tỉnh Cà Mau xử lý tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển và nạo vét các cửa sông, cửa biển bị bồi lắng với tổng kinh phí khoảng 1.047 tỷ đồng, trong đó ưu tiên nguồn vốn xử lý đối với các công trình chống sạt lở khẩn cấp, đặc biệt nguy hiểm gần 800 tỷ đồng và kinh phí nạo vét các cửa sông, cửa biển bị bồi lắng trước mùa mưa bão năm 2021 khoảng 250 tỷ đồng…

Đ.Văn – T.Nghĩa

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文