Các tỉnh Nam Trung bộ đồng loạt cấm biển để phòng tránh cơn bão số 12

12:52 09/11/2020
Các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận đồng loạt thực hiện lệnh cấm biển và khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng chống cơn bão số 12

Để chủ động phòng chống thiên tai, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản trước những dự báo cơn bão số 12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên đã có văn bản chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Giám đốc Sở NN-PTNT, Chi cục thủy sản, Ban quản lý cảng cá Phú Yên và UBND huyện Tuy An, thị xã Sông Cầu, thị xã Đông Hòa và TP Tuy Hòa thực hiện lệnh cấm biển từ 10h sáng 9/11.

Ngư dân TP Tuy Hòa vận hành tàu thuyền vào phía tả ngạn sông Chùa để neo đậu tránh bão.  Ảnh : Hữu Toàn

Cùng ngày, UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tạm hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết để tập trung kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống cơn bão số 12. Trước 18h ngày 9/11 các địa phương phải hoàn thành việc kiểm tra, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi tầm nguy hiểm của sạt lở đất, lũ lụt, triều cường; hướng dẫn tàu thuyền khẩn trương vào bờ, neo đậu tránh bão; giằng chống nhà ở, công sở, kho tàng; giằng neo lồng bè thủy sản và buộc mọi người phải rời khỏi tàu thuyền, lồng bè để vào bờ tránh bão.

Hàng trăm tàu cá của ngư dân Phú Yên đã neo đậu an toàn ở cảng cá Phú Đông, TP Tuy Hòa.  Ảnh : Hữu Toàn

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Nguyễn Tấn Tuân cũng đã có công điện yêu cầu Bộ đội biên phòng, Sở Giao thông – Vận tải cùng các đơn vị, địa phương liên quan kêu gọi tàu thuyền khẩn trương rời khỏi tầm nguy hiểm của bão số 12, tạm dừng hoạt động của các loại tàu thuyền khai thác thủy sản, dịch vụ hầu cần, đưa đón du khách; hướng dẫn neo đậu tàu thuyền, giằng buộc lồng bè thủy sản và buộc mọi người phải rời khỏi tàu thuyền, lồng bè trước 18h ngày 9/11.

Ngư dân Khánh Hòa hối hả neo đậu tàu thuyền ở khu vực cảng cá Hòn Rớ, xã Phước Đồng, TP Nha Trang để chủ động phòng tránh bão số 12.  Ảnh : Hữu Toàn

Trong khi đó, ông Lưu Xuân Vĩnh – Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận và ông Hồ Quốc Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra lệnh nghiêm cấm tất cả tàu thuyền ra biển từ 12h trưa ngày 9/11. Tỉnh Ninh Thuận thực hiện các biện pháp kiên quyết buộc người dân phải rời khỏi tàu thuyền đang neo đậu tránh bão và các lồng bè thủy sản trước 18h ngày 9/11. Tỉnh Bình Định giao cho các trường học chủ động cho học sinh nghỉ học khi có diễn biến xấu của bão và khi có thông tin cảnh báo lũ lụt. 

Công an tỉnh Phú Yên kiểm tra phương tiện ca nô, phao cứu sinh để sẵn sàng triển khai phương án cứu nạn - cứu hộ khi có yêu cầu.   Ảnh : Hữu Toàn

Các tỉnh ở khu Nam Trung bộ cũng đã yêu cầu các hồ thủy điện, hồ thủy lợi vận hành điều tiết nước đảm bảo đúng quy trình, quy định để tránh thiệt hại cho vùng hạ du; 100% cán bộ - chiến sĩ Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng, Công an các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận cùng các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn thường trực xuyên suốt ngày đêm trước, trong và sau bão để sẵn sàng triển khai phương án cứu nạn – cứu hộ khi có yêu cầu, đồng thời phối hợp các địa phương cắm biển báo nguy hiểm, phân công cán bộ - chiến sĩ phối hợp dân quân địa phương ngăn chặn người và các phương tiện đi qua những nơi nguy hiểm của lũ lụt, hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông đảm bảo an toàn…


Hữu Toàn

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文