Méo mặt vì khủng hoảng "thừa" giáo viên

08:11 14/11/2016
Chính sách đào tạo sư phạm ồ ạt của các trường sư phạm trên cả nước trong suốt một thời gian dài đã đưa tới một hệ lụy là sau khủng hoảng “thiếu” giáo viên thì giờ đây chúng ta lại đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thừa giáo viên.


Và  nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp tục tiếp diễn thì không chỉ gây lãng phí cho xã hội bởi giáo sinh ra trường không có việc làm mà chất lượng nguồn nhân lực cũng sẽ bị ảnh hưởng và khó đạt yêu cầu để tiến tới hội nhập quốc tế.

Tại buổi tọa đàm về “Vai trò của các trường sư phạm trong những năm tới” do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội, TS Lê Viết Khuyến - Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết: Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2014, cả nước thừa 35.000 giáo viên THCS và THPT, chưa tính đến mầm non, tiểu học.

Cần cân đối giữa nhu cầu đào tạo và quy mô đào tạo để giảm thiểu tình trạng cử nhân sư phạm ra trường không xin được việc làm.

Cụ thể, số lượng giáo viên năm học 1995-1996 là 492.000 thì đến năm học 2013-2014 con số này đã đạt 855.000 (tương ứng với 14,9 triệu học sinh).

Trong khi đó, năm học 2012-2013, tổng số giáo viên là 847.000 tương ứng với 14,74 triệu học sinh.

Điều này có nghĩa là, số lượng học sinh tăng lên rất chậm do đó quy mô đào tạo giáo viên dù tăng nhanh hay chậm thì đều dẫn đến tình trạng thừa giáo viên.“Thừa giáo viên sẽ ảnh hưởng đến thị phần của các trường sư phạm buộc phải giải thể, sáp nhập hoặc quy hoạch lại.

Điều này thể hiện rõ qua hai mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng 2 năm qua, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các trường đào tạo sư phạm giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh”, TS Lê Viết Khuyến nhấn mạnh.

Trong khi tình trạng thừa giáo viên chưa có dấu hiệu cải thiện thì hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên lại “trăm hoa đua nở”.

Theo thống kê hiện nay có 108 cơ sở đào tạo giáo viên, trong đó 9 trường đại học sư phạm và 1 trường đại học giáo dục, 31 khoa sư phạm đại học, 35 trường cao đẳng sư phạm, 19 khoa sư phạm cao đẳng, 3 trường trung cấp sư phạm.

Quy mô tuyển sinh sư phạm hằng năm hiện nay đối với hệ đại học chính quy từ 22.500-23.000, còn hệ cao đẳng sư phạm chính quy là 24.500-26.000. TS Lê Viết Khuyến cho rằng, những con số này dấy lên lo ngại khi nhu cầu giáo viên giảm mà số lượng giáo sinh ra trường không hề giảm.

Chính vì vậy, mặc dù biên chế giáo viên có tăng, đã gần đạt tới tiêu chuẩn của các nước phát triển về tỷ lệ học sinh/giáo viên nhưng tình trạng thất nghiệp của các giáo sinh hằng năm vẫn tăng mạnh.

Thậm chí, theo báo cáo của PGS.TS Bùi Văn Quân, Trường Đại học Hà Nội, đến năm 2020 Việt Nam sẽ thừa 70.000 giáo viên bao gồm: 41.000 giáo viên tiểu học; 12.200 giáo viên THCS, 16.900 giáo viên THPT.

Trong khi các trường “sống” bằng chỉ tiêu đào tạo nhưng với tình hình hiện nay thì Nhà nước đứng ra giải tán hay các trường tự giải tán vẫn đang là câu hỏi lớn mặc dù xã hội chưa thấy một định hướng cụ thể nào từ Bộ GD&ĐT.

Thừa nhận các trường sư phạm đang gặp khó khăn, đặc biệt là việc không có đủ nguồn tuyển, TS Nguyễn Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước cho biết: Hằng năm các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn nhưng những năm gần đây, tuyển sinh không đáp ứng quy mô đào tạo, một số ngành học không có hoặc rất ít sinh viên đăng ký vào học, làm cho các trường hoạt động cầm chừng.

Cá biệt, có những ngành đào tạo hiện nay không tuyển sinh được như Cao đẳng Sư phạm Văn, Sử, Địa, Vật lý, Hóa, Tin học, Nhạc, Họa… 

TS Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu cũng cho biết: Trước tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” của các cơ sở đào tạo sư phạm hiện nay, một số người thiếu lạc quan cho rằng, trường sư phạm đang tiến dần vào vòng “bát quái” khó xác định lối ra.

Một số khác lại cho rằng, trường sư phạm đang đứng giữa “ngã ba đường”, hoặc phải phát triển thành trường đại học đa ngành, trong đó có các khoa đào tạo giáo viên, hoặc sáp nhập thành phân hiệu vào trường đại học sư phạm.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một người nhiều năm gắn bó với đào tạo sư phạm, TS Hồ Cảnh Hạnh để xuất: “Với vai trò “máy cái”, trường sư phạm cần được đầu tư về mọi mặt để trở thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục tại các địa phương và là trung tâm văn hóa, khoa học sư phạm của địa phương. Để thực hiện được sứ mạng đó, cần phải phân tầng đào tạo.

Theo đó, trường đại học sư phạm đào tạo trình độ sau đại học là chủ yếu và đào tạo trình độ đại học đối với một số ngành trường sư phạm địa phương không đào tạo được hoặc nhu cầu không lớn; trường cao đẳng sư phạm đào tạo trình độ chuẩn; liên kết, phối hợp với trường đại học sư phạm đào tạo trình độ trên chuẩn.

Ngoài ra, là cơ sở đào tạo mang tính đặc thù nghề nghiệp cao, nên trường cao đẳng sư phạm cần phải có cơ chế quản lý riêng, được ưu tiên trong đầu tư, chế độ đãi ngộ và tham gia xã hội hóa”.

TS Lê Viết Khuyến cũng cho rằng, các trường sư phạm đã trải qua nhiều biến động về nhu cầu giáo viên. Đó là khi phổ cập giáo dục thì quy mô giáo viên “bung ra” đến khi dân số tăng chậm thì tỷ lệ giáo viên suy giảm.

Đây là hiện tượng chung của thế giới và tất cả các quốc gia đều trải qua sự thăng trầm về nhu cầu giáo viên theo quy luật lượn sóng. Do đó, cần phải duy trì sự ổn định của các cơ sở đào tạo giáo viên (độc lập hoặc nằm trong một cơ sở đào tạo đại học đa lĩnh vực).

Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới họ tính toán số lượng giáo viên về hưu hằng năm, tỷ lệ thừa bao nhiêu, cần bổ sung bao nhiêu từ đó ổn định quy mô đào tạo nhưng Việt Nam chưa làm được điều này.

Huyền Thanh

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

Lễ trao Giải báo chí toàn quốc "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam" năm 2024 đã diễn ra vào sáng ngày 16/11. Đây là giải thưởng do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Xung đột Israel-Palestine từ lâu đã trở thành tâm điểm trong quan hệ quốc tế, với giải pháp hai nhà nước được nhiều người coi là chìa khóa để đạt được hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh và đau thương, phần lớn người Palestine đã mất niềm tin vào giải pháp này, cho rằng đó là một giấc mơ không thể thành hiện thực.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文