Giải quyết thực trạng sinh viên Đại học thất nghiệp: Cần "bà đỡ" của chính quyền!

06:33 14/01/2019
Các chuyên gia giáo dục tới từ các trường đại học, doanh nghiệp tại cuộc hội thảo khoa học "Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp" vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã cùng nhất trí quan điểm trên. 


Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh – ông Nguyễn Thành Phong cho rằng, thành phố sẽ xem xét và nhất định đưa vào song song với những hoạt động ưu tiên, mang tính đột phá để giải quyết bài toán tìm việc làm cho người lao động.

Cử nhân chạy xe ôm

GS.TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Kinh tế TP Hồ Chí Minh chia sẻ, thực trạng sinh viên (SV) sau 4 năm đầu tư cho việc học ĐH nhưng có một tỉ lệ rất cao rơi vào tình trạng "vỡ mộng" vì không xin được việc.

“Riêng trong quí II/2018, thống kê của Bộ LĐTB&XH, cả nước có số người thất nghiệp trình độ ĐH là 126.900 người, trình độ Cao đẳng (CĐ) 70.800 người. Một con số khác cũng đáng chú ý đó là, 41% doanh nghiệp không đủ khả năng tuyển dụng lao động tay nghề cao. Như vậy, theo GS Đông Phong, sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu trong thị trường lao động ta vẫn chưa giải quyết được.

Rất nhiều SV tốt nghiệp có tay nghề nhưng phải chạy xe Grabike là một thực trạng không hiếm tại địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cung cấp: "Năm 2017, tỉ lệ lao động qua đào tạo tại TP Hồ Chí Minh bao gồm (có bằng và không bằng) chiếm 77,5% so với tổng số lực lượng lao động thành phố.

Năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt là 80 %. Rõ ràng, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại thành phố ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp cũng tiếp tục tăng cao là do thiếu một thị trường lao động hoàn chỉnh; sự biến đổi, vận hành không ngừng của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu nhân lực thay đổi; vẫn còn khoảng cách khá xa giữa kỹ năng được đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN)".

TS Đinh Công Khải, Trưởng khoa Quản lý công ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, thực tế đang có tỉ lệ sinh viên (SV) thất nghiệp ra trường ngày càng cao và nhiều người phải làm việc trái ngành (chiếm khoảng 60% SV ra trường), nhưng đáng buồn hơn là hiện nhiều SV đi chạy Uber hoặc Grab, những công việc không đòi hỏi trình độ ĐH.

Việc SV không chịu tư duy tìm kiếm việc làm hoặc khởi nghiệp mà chỉ lao vào con đường “chạy xe ôm công nghệ” để kiếm sống là đang làm cho đất nước bị thụt lùi, mất đà phát triển.

Kỳ vọng liên kết giữa nhà trường - doanh nghiệp

Rất nhiều lý giải cho nguyên nhân SV có tay nghề bị thất nghiệp được đưa ra như: việc thụ động trong tìm kiếm việc làm, thiếu linh hoạt, nhạy bén khi đi tìm việc; thiếu kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, ảo tưởng về công việc trong tương lai... Thực tế này khiến DN phải chấp nhận tuyển dụng SV mới ra trường đồng thời đào tạo bổ sung cả về kiến thức và về kỹ năng.

Trước tình hình trên, thời gian qua nhiều trường đã chủ động trong công tác nhân lực nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều mô hình liên kết được thực hiện. Ví dụ việc ra đời của sáng kiến thành lập ngân hàng mô phỏng của khoa Tài chính - Ngân hàng - Trường ĐH Mở TP Hồ Chí Minh nhằm SV ngành này có cơ hội thực hành nhiều nghiệp vụ của ngân hàng.

Qua đó, khi đi thực tập ở ngân hàng với mục tiêu trau dồi kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống thì SV của Khoa được thực hành nghề nghiệp ở ngay tại trường. Hệ thống ngân hàng mô phỏng ở đây cho phép SV thực hiện được rất nhiều nghiệp vụ, nhờ đó mà nhiều SV sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Hay việc Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng bắt tay với hơn 200 DN và các tập đoàn kinh tế lớn như Công ty CP ôtô Trường Hải, Tập đoàn Intel,... nhằm tạo cầu nối vững chắc giữa nhà trường và DN giúp SV thực tập và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Đặc biệt, mô hình "học kỳ doanh nghiệp” được liên kết giữa Công ty CP Sài Gòn Food với các trường đã tạo sân chơi còn nhà trường, kết nối để SV có cơ hội thực tập. Và có đến 72% SV đến thực tập có nguyện vọng ở lại làm việc tại công ty là kết quả chân thực nhất cho việc hiệu quả liên kết giữa hai bên nhà trường-DN.

Riêng Công ty Toyota Việt Nam ký kết, triển khai ở nhiều trường ĐH có ngành cơ khí, chế tạo máy và cho tới nay công ty đã chi gần 1 triệu đô la để xây dựng, "đầu tư" cho 3 vấn đề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho riêng công ty, gồm: môi trường cho SV được thực hành, trải nghiệm thực tế; cấp học bổng cho SV và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên.

"Bà đỡ" chính quyền

Nếu chỉ tồn tại mối quan hệ qua lại giữa DN và nhà trường là chưa đủ. Theo TS Đinh Công Khải, mối quan hệ này rất cần có một "bà đỡ" nhằm bảo lãnh cho sự liên kết này bền vững, cụ thể ở đây là Bộ GD-ĐT và UBND TP Hồ Chí Minh trong những hoạch định chính sách.

Cho tới nay, chất "xúc tác" cần phải có này vẫn  chưa có. Trong một số ngành đặc thù như Y tế, Nghị định 111/2017/NĐ-CP khuyến khích các trường đào tạo y tế có thể áp dụng kiến thức của bác sĩ vào trong quá trình thực tế.

Hay trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT có công văn đề cập đến hợp tác DN với các ngành nghề. Ngoài ra, không hề thấy những chính sách của chính quyền địa phương để tăng cường mối liên hệ giữa DN với nhà trường.

Đề cập tới vai trò của UBND TP thời gian tới đây sẽ chăm lo ra sao trong việc tạo việc làm cho SV khi ra trường, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh - ông Nguyễn Thành Phong cho biết, bình quân mỗi năm, TP giải quyết trên 300.000 việc làm, tạo thêm 135.000 việc làm mới.

UBND TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại buổi hội thảo khoa học, và xác định giải quyết việc làm cho SV là trách nhiệm của chính mình. Theo đó sẽ cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để sớm hoàn chỉnh hệ sinh thái thị trường lao động, hỗ trợ các điều kiện cần thiết nhằm tăng cường kết nối nhà trường - DN, tiến tới giảm đến mức thấp nhất khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của DN.

Huyền Nga

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文