Cận cảnh thị trường đồ chơi bạo lực ở Lạng Sơn

09:02 29/12/2016
Cầm trên tay quả “lựu đạn” bật lửa được làm bằng thép, cũng có mỏ vịt, cũng có chốt an toàn này, chúng tôi không khỏi giật mình trước công nghệ làm “nhái” của các cơ sở sản xuất. Tinh xảo không kém, khẩu “súng” bật lửa có hình dáng giống súng colt xoay quân dụng vậy.


Chợ Đông Kinh ở thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) vào những ngày cuối năm, tấp nập người mua, người bán. Nơi đây vốn được nhiều người biết đến với cái tên “trung tâm” mua sắm của tỉnh vùng biên Lạng Sơn. 

Theo chỉ dẫn của H – một tài xế xe ôm ở thành phố Lạng Sơn, chúng tôi có mặt ở khu chợ này. Trước khi tới đây, H cho chúng tôi biết, ngoài các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, nơi đây còn xuất hiện một số sạp hàng cung cấp các sản phẩm, đồ chơi bạo lực – “súng”, “lựu đạn” bật lửa v.v..

Đúng như những gì mà chúng tôi được nghe kể, tại đây, có hàng trăm gian hàng nhộn nhịp người ra vào. Đi vào trong khu chợ, ngay dưới tầng 1, chúng tôi thấy có nhiều gian hàng bày bán các thiết bị điện tử (điện thoại, máy quay camera, đèn pin…). 

Biết chúng tôi mới tới chợ lần đầu, chị chủ có độ tuổi khoảng 50 vồn vã: “Lại đây em. Mua gì, sạp chị cũng có!”. Vừa nói, chị chủ vừa kéo giật tay chúng tôi lại. Hành động “nài” khách nhiệt tình trên khiến ai qua đây cũng phải ghé vào sạp chị ít phút.

“Đầu nậu” M đang rao bán “khẩu súng” bật lửa với PV Báo CAND.

Sạp của chị chủ có mặt tiền rộng chưa đầy 2m. Ngay phía trước gian hàng là chiếc tủ bày la liệt các mặt hàng tiêu dùng, linh kiện điện tử. Từ bật lửa, máy – sạc điện thoại… cho đến đèn pin, găng tay. Bên trong chiếc tủ kính, xuất hiện một số thiết bị có kiểu dáng như khẩu súng colt xoay, quả lựu đạn. 

“Bật lửa đấy em!”, thấy chúng tôi lạ lẫm trước số sản phẩm đang được bày bán công khai này, chị chủ liền giải thích. Nói rồi, chị chủ mở tủ đưa cho chúng tôi xem quả “lựu đạn” bật lửa trên. 

Cầm trên tay quả “lựu đạn” bật lửa được làm bằng thép, cũng có mỏ vịt, cũng có chốt an toàn này, chúng tôi không khỏi giật mình trước công nghệ làm “nhái” của các cơ sở sản xuất. Tinh xảo không kém, khẩu “súng” bật lửa có hình dáng giống súng colt xoay quân dụng vậy. 

Khẩu “súng” bật lửa hoạt động dựa trên cơ chế bóp cò. Khi chiếc cò của nó được bóp cũng đồng nghĩa với việc tia lửa sẽ xuất hiện nơi nòng súng. Quan sát kỹ những thông số trên các sản phẩm, chúng tôi thấy rằng, chúng đều có xuất xứ từ nước ngoài.

Trò chuyện với chị chủ, chúng tôi được biết, chị tên M, nhà ở thành phố Lạng Sơn. Chị mở sạp ở chợ Đông Kinh để kinh doanh, mua bán các sản phẩm tiêu dùng, linh kiện điện tử từ nhiều năm nay. Để có thêm thu nhập, chị không ngừng cho “nhập” các sản phẩm với các chủng loại, mẫu mã khác nhau. Trong đó, có các sản phẩm đồ chơi với kiểu dáng bạo lực như “súng”, “lựu đạn” bật lửa. Để sở hữu được một khẩu “súng” bật lửa colt xoay trên, khách hàng phải chi số tiền 150 ngàn đồng/khẩu. Và mỗi quả “lựu đạn” bật lửa là 100 ngàn đồng. 

Chưa hết, thấy chúng tôi tỏ vẻ mê mẩn số sản phẩm có tính bạo lực trên, chị M liền tiết lộ, sạp kinh doanh của chị còn có cả các loại “súng” bật lửa có kích thước và trọng lượng không khác xa là mấy với các loại súng ngắn quân dụng thông thường. 

Nói rồi, chị liền đảo mắt xung quanh, rồi quay vào phía trong gian hàng. Ít phút sau, chị lôi trong chiếc túi ni lông màu đen ra một chiếc hộp carton. Bên trong, có chứa một khẩu “súng” bật lửa mang kích thước và kiểu dáng khá giống súng lục quân dụng. 

Theo chị M, giá của khẩu “súng” bật lửa này là 350 ngàn đồng. “Nếu cần số lượng nhiều, em cứ điện thoại vào số máy 01666967xxx cho chị, chị sẽ gửi xe khách về Hà Nội cho em!”, chị M không quên dặn chúng tôi.

Tìm hiểu, trong khu chợ này, chúng tôi còn được hay, vì tư lợi, một số chủ sạp kinh doanh đồ chơi trẻ em còn cho “nhập” các loại đồ chơi bạo lực như: súng nhạc, súng đèn pin laze v.v. Đơn cử như tại sạp kinh doanh đồ chơi gần cổng chợ, những khẩu súng đồ chơi phát ra tiếng nhạc chạy bằng pin có kiểu dáng bạo lực được chị chủ rao bán giá 150 ngàn đồng/khẩu. 

Với những gì liên quan đến thị trường đồ chơi bạo lực mà chúng tôi “mục kích” được tại khu chợ nơi vùng biên Lạng Sơn này đã và đang cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đi kèm. Bởi thời gian qua, có không ít vụ việc các đối tượng đã sử dụng công cụ hỗ trợ, đồ chơi bạo lực để gây án (cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng v.v…). Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng của tỉnh Lạng Sơn cần sớm vào cuộc, kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm có liên quan.

Vừa qua, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Lạng Sơn đã triệt phá 2 vụ vận chuyển vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ không có giấy phép. Thu giữ: 46 bộ súng bắn điện, 195 bật lửa hình súng ngắn, 16 dùi cui điện, 40 thanh kiếm, 1 thanh đao. 

Điển hình, vào ngày 20-9, tại khu tái định cư, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn), Tổ công tác của Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với các đơn vị chức năng đã phát hiện, bắt quả tang Lý Ngọc Cảnh, SN 1982 ở huyện Cao Lộc đang có hành vi vận chuyển công cụ hỗ trợ không có giấy phép gồm: 46 bộ súng bắn điện, 195 bật lửa hình súng ngắn v.v.

Theo Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, sẽ phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm…

Bên cạnh đó, nếu người nào có hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm còn bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

“Đầu nậu” M đang rao bán “khẩu súng” bật lửa với PV Báo CAND.
Trần Huy

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Cục Kế hoạch và Tài chính tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2025 – 2030 và phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống CAND (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025).

Tối 13/5, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 cán bộ thuộc Công an TP Hà Nội gồm đồng chí Nguyễn Đức Tâm, cán bộ Công an phường Dương Nội, Hà Đông, liên quan đến vụ phản ánh có hành vi tát người dân và đồng chí Nguyễn Bình An, Trưởng Công an xã Tam Hiệp, Thanh Trì, liên quan vụ va chạm giao thông giữa 1 xe ô tô với 6 xe máy xảy ra tại xã Thanh Liệt, Thanh Trì vào ngày 9/5.

Dịch vụ dưỡng sinh Đông y, phương pháp chăm sóc sức khỏe của y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với khả năng giúp cơ thể cân bằng và duy trì sức khỏe tốt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số spa đã biến tướng phương pháp này thành những “bí quyết hồi xuân” thần tốc. Các chuyên gia cảnh báo rằng những quảng cáo thổi phồng này không chỉ làm mất đi giá trị cốt lõi của dưỡng sinh Đông y, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe nếu không thực hiện đúng cách và bài bản.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Theo đó, học sinh nếu vi phạm Luật Giáo dục, nội quy của trường hoặc cơ quan chức năng, tùy mức độ, các em ở bậc tiểu học bị nhắc nhở hoặc yêu cầu xin lỗi; học sinh cấp THCS, THPT bị nhắc nhở, phê bình hoặc viết bản tự kiểm điểm. Nếu so với quy định hiện hành, dự thảo thông tư mới đã bỏ hình thức kỷ luật “đình chỉ học” đối với học sinh vi phạm.

Hôm nay (14/5), CLB bóng đá Công an Hà Nội sẽ đối đầu Buriram United ở chung kết lượt đi Cúp C1 Đông Nam Á 2024-2025. Ở mùa giải này, CLB bóng đá Công an Hà Nội hướng đến 3 danh hiệu lớn. Cúp C1 Đông Nam Á chính là mục tiêu mà họ đang ở gần nhất khi đã đi đến vòng chung kết. Đối thủ của thầy trò huấn luyện viên Polking là Buriram United (Thái Lan).

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng), Công an TP Huế và Sở GTVT (nay là Sở Xây dựng TP Huế) đã phối hợp, chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để việc hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) đảm bảo thông suốt, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến nhu cầu của người dân. Nhờ vậy nên vào đầu tháng 5/2025, Công an TP Huế đã tổ chức kỳ sát hạch, cấp GPLX ôtô cho 100 học viên dự thi sát hạch lần đầu tại Trung tâm sát hạch lái xe, Trường Cao đẳng Huế.

Để mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân, những năm qua Công an xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái luôn tận tụy với công việc, đấu tranh đẩy lùi các loại tội phạm, thực hiện mục tiêu trong sạch hóa địa bàn; Các đối tượng nghiện ma túy nhanh chóng được Công an xã rà soát, lập danh sách đưa đi cai nghiện tập trung.Cùng với đó, công tác xử lý các loại tội phạm được các đồng chí triển khai quyết liệt, đặc biệt là tội phạm về ma túy. Hành trình mang lại sự bình yên cho các bản làng đã in dấu những bước chân thầm lặng của các đồng chí Công an xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.