Cần chuỗi liên kết bền vững để xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt

07:47 04/01/2017
Vấn nạn lương thực, thực phẩm bẩn tràn lan đang khiến cả xã hội hoang mang. Trong khi đó, người nông dân muốn trồng rau, củ, quả sạch để cung cấp ra thị trường thì dù đầu tư nhiều nhưng giá bán và tiêu thụ đều gặp khó khăn.

Thậm chí nhiều người đã quyết tâm làm rau sạch, cuối cùng vẫn phải ngậm ngùi từ bỏ. Vì vậy, để có chỗ đứng cho nông sản sạch trên thị trường, người nông dân không thể “đơn thương độc mã” mà rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp…

Đầu năm 2014, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (Thạch Thất, Hà Nội) vay mượn hàng trăm triệu đồng để đầu tư vào 1,5ha trồng rau an toàn, mỗi tháng sản xuất khoảng 10 tấn rau ra thị trường.

Tuy nhiên, anh chỉ bán được 1/3 cho các siêu thị, số còn lại phải bán đổ tháo cho các thương lái, bếp ăn với giá như rau thông thường.  Vì thế, sau 2 năm, anh phải quay về trồng rau theo cách thông thường.

Doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học công nghệ vào sản xuất và bao tiêu sản phẩm sẽ giúp nông dân yên tâm sản xuất nông sản chất lượng cao. 

Ông Trương Văn Dư, Giám đốc Công ty cổ phần Green Farm (Mộc Châu, Sơn La) cho biết đã thử trồng cà chua cho năng suất cao trong điều kiện tốt, kết quả thu được rất khả quan.

Nhưng khi bán ra thị trường nội địa, lượng tiêu thụ không được như mong muốn. “Cà chua chúng tôi trồng trong nhà kính, sạch, đúng quy trình, giống nhập từ nước ngoài về nên quả hơi to. Người dân nghĩ là cà chua công nghiệp, không đáng tin”, ông Dư chia sẻ.

Tuy nhiên, đó chỉ là vài ví dụ của tình trạng nông dân, doanh nghiệp nhỏ dù sản xuất là nông sản sạch nhưng không có chỗ tiêu thụ.

GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thừa nhận vấn đề đầu ra đang khiến người nông dân, các hợp tác xã lúng túng, thậm chí là "chán" sản xuất rau sạch. Theo ông Viên, thực tế các cánh đồng mẫu lớn sản xuất nông nghiệp mới chỉ được đảm bảo bao tiêu 10 – 20% đầu ra.

Nông dân và doanh nghiệp có liên kết với nhau nhưng có đến 95% là liên kết phi chính thức, khi xảy ra sự cố nông dân bị thua thiệt, làm mất niềm tin của cả hai bên. Bên cạnh đó, các vấn đề khác như tiếp cận vốn, công nghệ cũng khiến nông dân gặp khó khăn khi sản xuất thực phẩm sạch.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, vấn đề lớn nhất của nông sản Việt Nam là không có thương hiệu do chúng ta chủ yếu xuất khẩu hàng thô, không có thương hiệu thì rất khó có thể phát triển theo hướng chuyên nghiệp.

Trong khi đó, người tiêu dùng trong nước đã khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lượng cũng như mẫu mã, và đặc biệt mất niềm tin vào nông sản Việt.

Thực tế hiện nay, các nông dân và hợp tác xã dù muốn làm lớn cũng không thể làm nổi do quỹ đất manh mún, không có vốn, thiếu cả kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý chuyên nghiệp. Để có nền nông nghiệp tiên tiến và sản phẩm sạch, số lượng lớn, rất cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.

Tuy nhiên, GS.TS Trần Đức Viên cho rằng, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thời gian qua còn kém, doanh nghiệp chưa được đặt đúng vai trò trong nền nông nghiệp.

Nguyên nhân đầu tiên do chính sách chưa khuyến khích tích tụ ruộng đất, tổ chức thị trường nội địa yếu kém, chính sách của Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân chưa rõ ràng, đầy đủ.

Làm sao để kết nối các nhà lại với nhau, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng? Để giải quyết vấn đề này, cần đặt doanh nghiệp vào đúng vai trò, làm cầu nối trong chuỗi sản xuất, phân phối.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, doanh nghiệp là lực lượng chủ lực đưa cơ giới hóa vào sản xuất, dẫn dắt kinh tế nông hộ, hợp tác xã, tổ hợp tác cùng phát triển. Doanh nghiệp đi đầu trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, là hạt nhân liên kết nông dân với thị trường.

Cuối năm 2016, Công ty VinEco đã tiên phong trong việc liên kết nông dân để sản xuất nông sản sạch. Với Chương trình liên kết 1000 hộ sản xuất, VinEco sẽ hướng dẫn các hộ sản xuất có yêu cầu về quy trình sản xuất rau an toàn; thu mua tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục chứng nhận VietGap và hỗ trợ tài chính. Đại diện VinEco cho biết, để quản lý kiểm soát được đầu ra, công ty đã phải xây dựng cả một chiến lược.

Trong đó, công ty hỗ trợ về đào tạo kiến thức, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Các nông hộ tham gia ký kết sẽ được kiểm soát quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất thông qua đội ngũ kỹ thuật “nằm vùng”.

Ngoài ra, công ty còn đảm bảo thu mua đúng quy trình, giá cả một cách ổn định nhất. Đặc biệt, đối với những hộ sản xuất đủ điều kiện, VinEco sẽ hỗ trợ tài chính tối đa 300 triệu đồng/hộ để giúp trang bị cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, vốn, giống.

Sau 3 tháng, chương trình đã thu hút được sự tham gia của 250 hộ sản xuất đầu tiên thuộc các lĩnh vực Rau, Nấm, Gạo, Trái cây và con số này đang gia tăng hàng ngày. Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc VinEco, cho biết trong thời gian tới Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình liên kết này lên 1.000 hộ.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định: “Mô hình liên kết này trước mắt sẽ còn nhiều vấn đề phải giải quyết, dù vậy chúng ta rất kỳ vọng vào những “đại gia” đã sẵn sàng xắn tay vào nông nghiệp như VinEco.

Việc kết nối các nhà lại với nhau, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng dù rất khó khăn, nhưng tôi vẫn lạc quan về sự tươi sáng của chuỗi liên kết này”.

Thanh Tuyền

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương đã có buổi khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII và công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong CAND nhiệm kỳ 2025-2030 tại Đảng bộ Cục An ninh chính trị nội bộ (ANCTNB).

Từ năm 2023 đến khi bị bắt, những kẻ phạm tội đã câu kết với nhau thành lập các hội nhóm trên mạng xã hội để tạo lập, thu thập và mua bán thông tin tài khoản ngân hàng trái phép của hàng nghìn người trên địa bàn huyện Thạch Thành, Thanh Hóa và các tỉnh thành trên cả nước, sau đó bán lại cho người khác, thu lời bất chính hàng trăm triệu đồng.

Ngày 5/1, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ thành công 1 đối tượng về hành vi Mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu giữ 6 bánh heroin và 12 nghìn viên ma túy tổng hợp.

Chiều 6/1, đoàn xe đón đội tuyển bóng đá Việt Nam đã về đến sân bay Nội Bài, sau đó di chuyển qua nhiều tuyến phố, rất đông người hâm mộ đón chào thầy trò HLV Kim Sang Sik. Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng bảo đảm an ninh trật tự và TTATGT cho lộ trình đón đoàn từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.

Năm 2025, các ngân hàng và các chuyên gia kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động sẽ ổn định đi ngang do quá trình hạ lãi suất, nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương đang bắt đầu và sẽ tiếp diễn; mặt bằng lãi suất cho vay duy trì ở ngưỡng thấp, tuy nhiên, vẫn có sự phân hóa.

Ngày 6/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Hòa (Phú Yên) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh tạm giam 10 đối tượng trong một đường dây tội phạm. Các đối tượng không chỉ cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, mà còn tổ chức đánh bạc, đánh bạc dưới hình thức cá cược bóng đá, ghi số lô đề với tổng số tiền hơn 100 tỷ đồng.

Đêm 5/1, sau khi trận bóng đá chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 với chiến thắng thuyết phục của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan và lên ngôi vô địch, hàng chục vạn người Hải Phòng đã xuống đường ăn mừng. Tuy nhiên có một bộ phận quá khích gây ảnh hưởng đến ANTT, TTATGT đã bị lượng Công an kịp thời ngăn chặn, kiên quyết xử lý.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文