Cần di dời hàng trăm căn nhà khỏi tầm nguy hiểm sạt lở núi ở Nha Trang

08:12 03/11/2019
Gần một năm trôi qua nhưng trong ký ức người dân sinh sống ven núi ở phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng – TP Nha Trang vẫn còn ám ảnh với sự cố thiên tai sạt lở núi kinh hoàng ngày 18-11-2018 khiến 23 người chết, 26 người bị thương, 124 căn nhà sập đổ.


Ông Đặng Lợi – Chủ tịch UBND xã Phước Đồng cho biết, sự cố sạt lở năm trước, địa phương này có 14 người chết, 3 người bị thương nặng, 85 căn nhà sập đổ hoàn toàn, 66 căn nhà bị sạt lở nền móng, xiêu vẹo.

Theo thống kê của UBND TP Nha Trang, tại hai thôn Thành Đạt, Thành Phát ở xã Phước Đồng đã có tới 694 căn nhà với 2.616 nhân khẩu là cư dân ven núi. Trong đó số đó có gần 300 căn nhà tạm và hơn 380 căn nhà 1 tầng, tất cả đều xây dựng trái phép trên triền núi và dưới thung lũng từ nhiều năm qua như “vết dầu loang” tạo ra hệ lụy phức tạp khi cần phải thu hồi đất, áp dụng biện pháp di dời, giải tỏa…

Tại phường Vĩnh Trường, trong số hàng trăm căn nhà ở khu núi Chụt có tới 117 căn nhà với 410 nhân khẩu xây dựng trái phép nằm trong tầm nguy hiểm sạt lở núi, trong đó có tới 105 căn nhà chông chênh tạm bợ xếp hình bậc thang trên triền núi.

Những căn nhà ở xã Phước Đồng nằm trong tầm nguy hiểm sạt lở núi khi có sự cố thiên tai mưa lũ xảy ra.

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch UBND TP Nha Trang cho biết: “Chỉ riêng ở xã Phước Đồng và phường Vĩnh Trường có tới 811 căn nhà trong tầm nguy hiểm khi mưa lũ, sạt lở núi, trong đó có gần 400 căn nhà tạm. Khi rà soát gia cảnh từng trường hợp, chính quyền xác định 17 gia đình còn có đất ở nơi khác, 794 trường hợp còn lại không có nơi để di dời. Mặt khác, UBND TP Nha Trang đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp “xoá sổ” khu dân cư tự phát bên chân núi ở Vĩnh Trường, Phước Đồng”.

Không ít người dân mong muốn giao đất tái định cư không thông qua đấu giá, nhưng quỹ đất TP Nha Trang không còn nhiều. Nếu có cũng giới hạn về diện tích và ưu tiên những trường hợp di dời khẩn cấp chứ không thể giải quyết cho các đối tượng tranh thủ cơ hội để được tái định cư.

Mặt khác, người dân trong diện giải tỏa đều nghèo khó, không có đủ điều kiện mua đất tái định cư, dự báo sẽ có không ít người nhận đất tái định cư trên giấy vì trước đó họ đã lén lút chuyển nhượng cho các đối tượng kinh doanh bất động sản, hoặc bị cưỡng ép trả nợ từ trước. Kết cục một số người được tái định cư vẫn không có nơi an cư, nguy cơ nhà ở trên triền núi sẽ tái lập, nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời thì tình trạng thương vong, sập nhà sẽ tái diễn khi xảy ra sạt lở núi.

Một phương án từng được UBND TP Nha Trang xác lập và trình UBND tỉnh Khánh Hòa vào đầu năm nay, đó là xây dựng chung cư - nhà ở xã hội (CC-NXH) trên diện tích hơn 2,5ha ở khu tái định cư Phước Hạ, xã Phước Đồng để người dân thuê mỗi căn hộ 40m². Quy mô CC-NXH có 840 căn hộ ở 4 tầng nhà và 1 tầng trệt là nơi để xe máy, xe đạp. Tổng dự toán đầu tư gần 380 tỷ đồng từ ngân sách, trong đó có hơn 3,6 tỷ đồng hỗ trợ di dời theo Quyết định của UBND tỉnh Khánh Hoà.

Việc thu phí cho thuê căn hộ từng tháng, bao gồm thuế, chi phí bảo trì, bảo đảm ổn định trong 5 năm, sau đó điều chỉnh tăng 10%. Trường hợp có sự thay đổi về chính sách cho thuê CC-NXH bằng văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Tuy nhiên, phương án nêu trên cũng vấp phải khó khăn do nguồn vốn đầu tư lớn, rất nhiều người dân không muốn thuê CC-NXH mà vẫn muốn giao đất tái định cư không thông qua đấu giá nên UBND TP Nha Trang tiếp tục đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch dự án khu giết mổ gia súc để bố trí quỹ đất khu tái định cư, cho người dân nợ tiền sử dụng đất và hạn chế quyền chuyển nhượng để đảm bảo ổn định đời sống người dân.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, phương án di dời hàng trăm căn hộ ra khỏi tầm nguy hiểm sạt lở núi ở Vĩnh Trường, Phước Đồng là yêu cầu cấp thiết nhưng cần tính toán cẩn trọng, hợp lý, đảm bảo ổn định lâu dài.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản người dân trong mùa mưa bão năm nay, các xã, phường có cư dân ven núi phải tăng cường công tác truyên truyền, cảnh báo và kịp thời thông tin cho người dân chủ động sơ tán ra khỏi tầm nguy hiểm sạt lở núi trước khi bão lũ ập đến; xây dựng và thực thi nghiêm túc phương án phòng chống thiên tai, cứu nạn – cứu hộ để giảm thiểu tổn thất…

Hữu Toàn

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文