Cậu học trò mồ côi cha mẹ, tự mưu sinh và thi đỗ đại học

08:52 04/09/2015
Không may mắn khi mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhưng em Nguyễn Văn Ý (trú thôn 5, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) vẫn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, vừa làm lụng kiếm sống, vừa tự học và đã thi đỗ vào Trường Đại học (ĐH) Bách khoa Đà Nẵng…

Mấy ngày nay, hay tin em Ý thi đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng với số điểm 22,75 (đã cộng điểm ưu tiên) vào ngành công nghệ chế tạo máy, người dân ở xã Tiên Cảnh không ngớt lời khen ngợi. Thế nhưng, với cậu học trò nghèo này, thi đỗ ĐH là cả một nỗi lo lắng; vì em không biết lấy đâu ra tiền để nhập học, dù trong lòng tràn ngập niềm vui. Ý tâm sự, năm em lên 2 tuổi thì cha đột ngột qua đời trong cơn bạo bệnh, một mình mẹ em phải làm lụng vất vả nuôi các con thơ dại. Để có tiền cho 2 chị em ăn học, mẹ em phải làm thuê đủ nghề, như phụ hồ, đốt than, cấy lúa… 

Đến năm em đang học lớp 6 thì mẹ em mắc bệnh ung thư gan và qua đời. Sau đó, người chị gái cũng lấy chồng ở xa để một mình Ý tự chăm lo cuộc sống khi mới 14 tuổi. “Chị em lấy chồng xa, cuộc sống quá khó khăn không giúp đỡ được gì nên em phải tự chăm lo cho mình. Cứ mỗi buổi sáng, em dậy sớm từ lúc 4h rồi đi bộ từ nhà xuống chân núi, sau đó mượn xe đạp của bà con để đi học cách nhà khoảng 10km. Hôm nào mượn được xe thì em đi đến trường, còn không phải đi bộ thật sớm cho kịp giờ”. 

Ý kể rằng, sau mỗi buổi đến trường, Ý lên rừng chặt củi khô về đem ra chợ bán. Ngoài ra, em còn đi làm nhang thuê cho người dân trong xã để kiếm tiền, tự lo ăn uống, sách vở cho việc học hành. Mặc dù khó khăn đến vậy, song suốt 3 năm phổ thông, Ý đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi và được bạn bè và thầy cô yêu quý.

Em Nguyễn Văn Ý (bên phải) trao đổi bài cùng bạn.

Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Ý làm thuê dành dụm được 400 ngàn đồng, một mình bắt xe đò đi hơn 200km ra TP Đà Nẵng dự thi. May mắn khi em được các sinh viên tình nguyện chỉ dẫn thuê chỗ trọ hết 100 ngàn đồng cho 4 ngày, trừ tiền xe, còn lại 200 ngàn để chi phí ăn, uống. Thi kết thúc các môn, em không về quê mà tìm đến một quán nhậu ở Đà Nẵng xin làm thuê để chờ kết quả thi. Chỉ tự học là chính, chưa bao giờ đi học thêm, nhưng Ý đã nỗ lực thi đậu vào ngành công nghệ chế tạo máy Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng.

“Sau khi thi xong, em đi làm thêm một thời gian rồi về lại quê nhà để lo hương khói cho cha mẹ. Em không biết mình đậu đại học, chỉ khi được một người anh ở Đà Nẵng gọi điện thông báo tin vui. Em đã thắp hương báo cho cha mẹ biết. Nhớ lúc còn sống, mẹ em cứ mong và động viên em, dù cuộc sống khó khăn thế nào cũng phải học con chữ để có tương lai…”, Ý bùi ngùi nói.

Khi được hỏi về dự tính cho việc học sắp tới, Ý chia sẻ: “Chị gái em đang bị ung thư không có ai chăm sóc. Em cũng không biết kiếm đâu ra tiền để nhập học thời gian tới. Nếu được, em sẽ xin nhà trường tạm thời cho nợ học phí rồi vừa học, vừa tranh thủ đi làm thuê ở các quán nhậu để kiếm tiền trả dần. Dù khó khăn thế nào, em cũng sẽ cố gắng theo học đến khi ra trường để cha mẹ ngậm cười nơi chín suối”…

Văn Luận

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文