Chuẩn bị “kịch bản” chống “đại hạn mặn” tại Nam Bộ
- Quảng Nam khẩn trương chống xâm nhập mặn cứu lúa Hè Thu
- Ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
- Bố trí 2.040 tỷ đồng phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ NN&PTNT đã dẫn báo cáo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia cho biết, tổng lượng mưa từ nay đến cuối năm 2019 ở 2 khu vực là Nam Trung Bộ và Nam Bộ sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%; tới tháng 4-2020, lượng mưa trên cả nước sẽ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%.
Dòng chảy trên các sông, suối từ tháng 11-2019 đến 4-2020 tại các khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thiếu hụt so với trung bình từ 20-50%. Dự báo, đến cuối mùa mưa, các hồ chứa thủy lợi có khả năng sẽ không tích được đầy nước, phổ biến thiếu hụt từ 10-20% so với dung tích thiết kế. Các hồ chứa thủy điện cũng ở mức thấp hơn dung tích thiết kế từ 20-40%.
Mặc dù còn 7 đợt triều cường nhưng theo dự báo, mùa khô năm nay, các tỉnh Nam bộ sẽ bị hạn mặn lớn. |
Vì vậy, để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị, ngay từ bây giờ các địa phương phải xây dựng kế hoạch tổng thể phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 phù hợp với thông tin dự báo khí tượng - thủy văn, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong các công trình thủy lợi, thực hiện tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô, có kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt, để bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm..) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2019-2020.
Chỉ thị cũng yêu cầu tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trong hệ thống kênh mương, đào ao trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước.