“Cò” bệnh viện lại tái diễn tinh vi

10:10 18/03/2016
Nạn “cò, mồi” dụ dỗ, lừa đảo bệnh nhân tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô đã tồn tại hàng chục năm nay. Sau một thời gian bị lên án mạnh mẽ, tưởng như các “cò” đã không còn “đất sống”. Tuy nhiên, thời gian gần đây các “cò” tự xưng là người nhà bác sĩ, lừa bán sổ cho bệnh nhân tới khám đã xuất hiện trở lại tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội, với những thủ đoạn tinh vi hơn.


Cả tin vào “cò”

Tới các bệnh viện lớn tại Hà Nội, đặc biệt vào khoảng sáng sớm, khi lực lượng an ninh chưa làm việc, ta có thể dễ dàng bắt gặp những tay “cò” đứng ở cổng hoặc bên trong khu lấy phiếu khám của bệnh viện. Thủ đoạn của các “cò” thường là mời người tới khám mua sổ khám bệnh, với những lời lẽ thuyết phục, giải thích rất “ngọt”. Sau đó, tùy vào đối tượng mà những người này sẽ tìm lý lẽ để mời gọi, thuyết phục người bệnh bỏ thêm chút tiền để có thể được khám sớm hơn những người bệnh khác.

Tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Bà Triệu, Hà Nội), bệnh nhân tới khám luôn phải xếp hàng từ sáng sớm. Sự quá tải tại các bệnh viện là cơ hội cho đội “cò” hoạt động.

Để hiểu hơn về cách thức hoạt động của lực lượng “cò, mồi” nơi bệnh viện, phóng viên đã đi theo chị Ngô Thị Thoa (43 tuổi, Tuyên Quang) – hiện đang là giáo viên mầm non, tới khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương (phố Bà Triệu, phường Nguyễn Du, Hà Nội). Xin nghỉ hai ngày để xuống Hà Nội khám bệnh, chị Thoa dậy từ rất sớm để tới bệnh viện với hi vọng được khám sớm và không phải chờ đợi lâu.

Đến Bệnh viện Mắt Trung ương khi trời còn chưa sáng hẳn, ngay lập tức chị bắt gặp một người phụ nữ mời mua sổ khám bệnh tại trước cổng bệnh viện. “Do là lần đầu tiên đi khám bệnh và nghĩ cũng cần mua sổ, lại được bà ấy nói là trong viện không bán sổ, ai cũng phải mua tại đây, nên mình đã mua sổ của người phụ nữ ấy với giá 20 nghìn đồng” – chị Thoa cho biết.

Sau khi mua sổ khám bệnh, chị Thoa ngay lập tức được “cò” dụ dỗ thêm. “Bà ấy nói chỉ cần bỏ ra thêm 150 nghìn đồng thì sẽ được bố trí cho khám sớm vì có người quen tại bệnh viện và nói thêm rằng đã làm ở đây hàng chục năm rồi, không có gì phải nghi ngờ cả. Ngó vào bên trong thì tôi thấy dù còn rất sớm nhưng đã có rất nhiều người đang xếp hàng đợi bên trong, lại thấy có vài người cũng đã đưa tiền nhờ người phụ nữ này giúp và đang ngồi đợi để được khám sớm” – chị chia sẻ.

Sau một hồi suy tính, thêm tâm lý lo ngại sợ khám muộn, không kịp giờ lên xe trở về quê, chị Thoa đã quyết định bỏ thêm tiền với hi vọng sẽ được “cò” dùng sự quen biết để xếp cho khám sớm. Đến lúc này, coi như đã bị sập bẫy, các “cò” sẽ thỏa sức vòi vĩnh, thuyết phục chị phải bỏ thêm tiền để được khám. Cuối cùng, chị Thoa phải bỏ thêm 500 nghìn đồng với lý do “Đấy là lệ phí khám, bất cứ ai khám cũng phải bỏ từng ấy tiền, em có thể vào xem bảng giá trong bệnh viện” – người phụ nữ bán sổ khám bệnh nói. Sau đó, chị Thoa được “cò” dẫn qua đường, sang một phòng khám đối diện Bệnh viện Mắt Trung ương và được cho biết là bác sĩ của bệnh viện khám tại đây.

Biết mình bị lừa, chị Thoa sau khi khám xong đã bực tức bỏ về, không buồn quan tâm tới kết quả cũng như đơn thuốc được kê, lên xe trở về quê trong sự ấm ức. Đây chỉ là một trong rất nhiều người bệnh bị đội “cò” lợi dụng sự thiếu hiểu biết để lừa tiền.

Cần một chế tài mạnh

Để tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao “cò” vẫn ngang nhiên hoạt động tại các bệnh viện?”, phóng viên đã tìm đến Bệnh viện K (cơ sở Quán Sứ, phường Hàng Bông, Hà Nội) – một trong những bệnh viện lớn nhất Thủ đô, nơi vẫn luôn có một lực lượng “cò” đông đảo hoạt động.

Tại đây, ông Vũ Quang Tùng cán bộ Phòng Hành chính tổng hợp, Bệnh viện K cho biết: “Về nạn “cò”, phía bệnh viện đã rất nhiều lần chấn chỉnh nhưng không thể giải quyết dứt điểm. Chúng tôi đã treo rất nhiều áp phích, biển báo, loa phát thanh của bệnh viện cũng thường xuyên nói về vấn đề này, với mục đích cảnh báo cho người bệnh biết và tránh bị “cò” lừa đảo. Các y, bác sĩ cũng được quán triệt, không tiếp tay cho “cò”, đã có một y tá bị cắt hợp đồng vì tiếp tay, móc nối với “cò”.

Lực lượng bảo vệ của bệnh viện cũng có những biện pháp mạnh mẽ như yêu cầu các đối tượng “cò” quen mặt rời khỏi bệnh viện nếu phát hiện được”. Nạn “cò” vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, lý do mà ông Tùng đưa ra là do tâm lý của người dân.

Ông Tùng cho rằng: “Có cung thì mới có cầu, nguyên nhân chính giúp cho “cò” còn đất sống là do chính những người tới khám bệnh. Mặc dù đã có rất nhiều biện pháp cảnh báo, nhưng do tâm lý người dân muốn được khám sớm, muốn được nhanh hơn người khác, nên dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng.”

Về phía cơ quan chức năng, Đại úy Vũ Hải Thành, Trưởng Công an phường Nguyễn Du – một trong những điểm nóng về nạn “cò” bệnh viện lại cho rằng, việc “cò” vẫn ngang nhiên hoạt động là do chưa có chế tài xử lý đủ mạnh, mức phạt 200 – 300 nghìn đồng không đủ sức răn đe.

Đại úy Vũ Hải Thành cho biết: “Nạn “cò” bệnh viện đã tồn tại từ rất lâu, xuất hiện tại rất nhiều nơi, sở dĩ các “cò” xuất hiện cũng xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Khi người dân chưa nắm bắt được thông tin, các đối tượng “cò” sẽ tiếp cận và tìm cách lừa gạt”.

Để ngăn chặn các đối tượng này, lực lượng Công an phường Nguyễn Du đã có những biện pháp mạnh mẽ như: Treo biển cảnh báo cho người dân trước cổng cũng như trong khuôn viên các bệnh viện trên địa bàn phường, bắt giữ và tiến hành xử phạt các đối tượng “cò”…

Riêng trong năm 2015, Công an phường Nguyễn Du đã xử lý hơn 60 lượt vi phạm, tất cả các lần vi phạm đều được lập hồ sơ và xử phạt hành chính từ 200 đến 300 nghìn đồng về hành vi “Gây rối, cản trở hoạt động tại bệnh viện”. Cũng theo Đại úy Vũ Hải Thành, các đối tượng “cò” không phải là người sống tại địa bàn do Công an phường quản lý, phần lớn ở các tỉnh khác tới, mỗi lần các “cò” bị xử lý, phía Công an phường Nguyễn Du đều gửi thông báo về địa phương nơi những đối tượng này cư trú, tuy nhiên không mang lại nhiều hiệu quả.

Đại úy Vũ Hải Thành chia sẻ: “Sau nhiều lần bị xử phạt, các đối tượng này cũng có thêm các hình thức tinh vi như giả danh là người đi bộ, không mang theo sổ khám bệnh bên người, khiến lực lượng Công an rất khó xử lý”. Trong khi chờ đợi chế tài xử lý đủ mạnh, người dân nên tự bảo vệ mình bằng việc tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đến khám bệnh và nghe theo sự hướng dẫn của bệnh viện, thay vì tin theo các đối tượng lạ mặt.

Đoàn Minh Thái

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 7/5, tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Trong cuộc sống, thiếu vắng đi người cha, người mẹ, đó là nỗi đau không thể bù đắp của những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Với mong muốn mang đến những điều tốt đẹp, xoa dịu nỗi đau cho các em nhỏ mồ côi, giúp các em có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những người mẹ đỡ đầu là hội viên của các cấp Hội phụ nữ trong Công an tỉnh Lạng Sơn đã dang rộng vòng tay yêu thương, nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文