“Cò đặc sản Đà Lạt” gây phiền nhiễu du khách

07:54 30/04/2019
Lợi dụng du khách đổ lên TP Đà Lạt (Lâm Đồng) nghỉ lễ, “cò đặc sản Đà Lạt” lại tái xuất, bám theo từng xe mồi chài, chèo kéo, thậm chí là lừa gạt, gây ra không ít phiền toái, bực bội cho du khách.

Sáng 29-4, ngày thứ ba trong đợt cao điểm nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày, du khách đổ lên Đà Lạt, tìm tới các khu du lịch, vui chơi giải trí khá đông. Sau một thời gian dài tạm thời lắng xuống khi các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng và TP Đà Lạt quyết liệt vào cuộc, đội quân “cò đặc sản Đà Lạt” nay đồng loạt tái xuất, hoạt động mạnh trở lại. 

Các nhóm “cò” đứng án ngữ tại một số tuyến đường tập trung khách du lịch thường xuyên đi qua hoặc ngay trước những điểm, khu du lịch của TP Đà Lạt, sẵn sàng mồi chài, chèo kéo du khách đi “tham quan vườn dâu tây” mà thực chất là lừa đưa họ vào các quầy hàng để mua sản phẩm khô.

Theo tìm hiểu của PV, đội quân “cò đặc sản Đà Lạt” đông tới mức hầu hết các xe ôtô khách, xe máy mang biển kiểm soát ngoài tỉnh Lâm Đồng lập tức bị những người này bám theo, mồi chài, giới thiệu bằng những câu từ mĩ miều, với nội dung mời khách đi tham quan vườn dâu và hái dâu tây miễn phí... Tuy nhiên, thực chất lại không như lời giới thiệu.

Những ngày qua, trước cổng Vườn hoa Đà Lạt thường trực có khoảng 10 người, tuổi từ 20 tới 35 dùng xe máy gặp bất cứ ôtô khách và xe máy biển kiểm soát ngoài tỉnh Lâm Đồng liền lập tức áp sát, đưa mẫu giấy bằng card visit, nội dung giới thiệu về địa điểm bán “đặc sản Đà Lạt” và tham quan miễn phí vườn dâu tây. Nhiều du khách sau đó bị những người này “áp tải” tới một số địa điểm chuyên kinh doanh “đặc sản Đà Lạt” trên đường Nguyên Tử Lực, cách bờ hồ Xuân Hương khoảng 200m.

Tại đây, không có vườn dâu tây nào “đẹp như trong tranh” mà “cò đặc sản” trước đó đã giới thiệu, hứa hẹn. Vì lỡ bước vào quầy hàng kinh doanh, hầu hết du khách đều phải móc tiền mua các loại thực phẩm khô dưới mác “đặc sản Đà Lạt” mà thực chất các loại thực phẩm này đều không được trồng tại Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng, thậm chí có những loại trái cây đã sấy khô, đóng vào bao bì với dòng chữ “đặc sản Đà Lạt” nhưng lại hoàn toàn xa lạ và chưa bao giờ được ghi nhận trồng trên lãnh thổ Việt Nam. 

Sau khi đưa khách tới các “quầy đặc sản”, những thanh niên này nhanh chân rời đi nơi khác. Lúc này, du khách có phản ứng vì không được đưa đi tham quan, hái dâu miễn phí như lời hứa hẹn trước đó cũng không tìm thấy “cò” đâu nữa.

Hai “cò đặc sản” đang bám theo xe của du khách trước cổng Vườn hoa Đà Lạt.

Tương tự, tại vòng xoay đầu đường Nguyên Tử Lực và đỉnh Dốc Đá, đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt, từng nhóm “cò” tấp bên lề đường, theo hướng lên Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu - Mộng Mơ, cứ thấy du khách đi trên đường là bám theo mồi chài, mời đi “tham quan vườn dâu tây miễn phí”. Nhiều du khách nhẹ dạ, tin tưởng vào lời giới thiệu của những thanh niên này đã bị đưa vào quầy “đặc sản Đà Lạt”, mua sản phẩm mà không được đi tham quan vườn dâu tây.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Hương cùng nhóm bạn 9 người đến từ TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết, sáng 28-4, nhóm của chị vừa kết thúc điểm tham quan Vườn hoa Đà Lạt, ra lấy xe thì gặp hai thanh niên khoảng 25 tuổi mời đi tham quan vườn dâu tây. Do đang có nhu cầu đi tham quan vườn dâu nên cả nhóm đồng ý đi theo hai thanh niên trên. 

Nhóm của chị Hương sau đó được đưa vào một quầy “đặc sản Đà Lạt” trên đường Nguyên Tử Lực. Hai thanh niên này khuyên nhóm chị Hương vào xem và mua “đặc sản” làm quà tặng rồi sẽ được dẫn tới vườn dâu tham quan, chụp hình miễn phí. 

Tin lời, nhóm chị Hương vào mua mứt dâu tây, nước cốt trái cây, quả kiwi sấy khô... hết gần 1 triệu đồng. Cả nhóm quay ra để đi tham quan vườn dâu thì không thấy hai thanh niên này nữa. “Lúc này cả nhóm mới biết mình đã bị lừa, dụ mua đặc sản chứ không phải là được đi tham quan và chụp hình ở vườn dâu tây!..”, chị Hương kể lại.

Nhiều năm qua, lợi nhuận lớn từ kinh doanh “đặc sản Đà Lạt” đã phát sinh ra một “đội quân đi cò” người mua các loại sản phẩm này. Những người dắt mối, đưa khách tới mua sản phẩm được chủ các quầy đặc sản sẵn sàng chi hoa hồng tới 40% tổng số tiền khách bỏ ra mua sản phẩm. 

Người đi “cò” đặc sản phần lớn đến từ các tỉnh, thành phía Bắc và miền Trung, trong đó có không ít đối tượng thường có những biểu hiện hung hăng, đe dọa, thậm chí hành hung du khách. Tại Đà Lạt, đã từng có án mạng do các nhóm cò tranh giành khách, thanh toán lẫn nhau. 

Nạn “cò đặc sản” trở nên nhức nhối, gây bức xúc, phiền hà, thậm chí là lừa gạt du khách bùng phát mạnh trong những năm qua. Trong một lần giao ban báo chí, ông Trần Văn Hiệp, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng cho biết, chính ông cũng bị những đối tượng “cò đặc sản” bám theo mồi chài, mời đi “tham quan vườn dâu” khi ông đang điều khiển xe trước khu vực Vườn hoa Đà Lạt. 

Đã có thời điểm nạn “cò đặc sản” bùng phát khiến Thủ tướng Chính phủ phải ra văn bản chỉ đạo UBND tỉnh Lâm Đồng kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng trên. Tuy nhiên, sự việc hầu như chỉ tạm lắng xuống một thời gian khi các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý quyết liệt, sau đó các đối tượng lại hoạt động, nhất là mỗi khi Đà Lạt bước vào mùa du lịch, hoặc các đợt lễ, tết.

Trong năm 2018, Công an TP Đà Lạt đã triệu tập nhiều đối tượng “cò đặc sản Đà Lạt” tới làm việc, răn đe và xử phạt hành chính nhiều trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật. 

Khắc Lịch

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文