Phát triển bền vững du lịch Việt Nam:

Cố đô Huế - điểm nhấn trên con đường di sản miền Trung

11:58 05/07/2015
Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2015), từ ngày 2 đến 5/7, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình tour du lịch Huế - Bangkok, nhằm phát huy thế mạnh liên kết để tuyên truyền, quảng bá điểm đến du lịch Cố đô Huế và Bangkok (Thái Lan).
Đây cũng là một điểm nhấn về khai thác sản phẩm du lịch con đường di sản miền Trung, kết nối với các di sản thế giới, sau các đợt quảng bá du lịch, tham gia hội chợ tại Ăng Co (Campuchia), Seoul (Hàn Quốc), du lịch cố đô Kyoto (Nhật Bản).

Bên cạnh đó, thành phố Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam còn liên kết trong việc khai thác điểm đến du lịch "Con đường di sản miền Trung", "Điểm đến của thiên đường biển đảo". Trước đó, các địa phương Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam đã tham gia quảng bá du lịch tại Hội chợ Hanatour (Trung tâm triển lãm quốc tế KINTEX, Seoul) và tham gia gian hàng chung cùng Vietnam Airlines tại Hội chợ KOTFA Hàn Quốc (Trung tâm Triển lãm COEX, Seoul).

Ngoài quảng bá ở ngoài nước, tour du lịch "Con đường di sản miền Trung" còn kết nối du khách với các di sản vật thể và phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận, gồm: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng; cố đô Huế với hai di sản là Quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình; tỉnh Quảng Nam với hai di sản là Thánh địa Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An. Trên mỗi chặng đi, du khách còn có thể khám phá nhiều điểm đến hấp dẫn như Bà Nà Hill, Cù Lao Chàm, phá Tam Giang… Thành phố Huế gây ấn tượng mạnh với du khách trong việc khai thác quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế (Âm nhạc cung đình Việt Nam). Cố đô Huế từ khi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới (2003) đến nay đã tiến hành tu bổ, trùng tu, tôn tạo được hàng trăm hạng mục kiến trúc quan trọng.

Dự kiến năm 2015, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức 4 chương trình kích cầu tại Tuần lễ Vàng du lịch tại di sản Huế. Theo đó, có 2 đợt du lịch vào các tháng 4 và 6/2015, tuần kích cầu thứ ba diễn ra từ ngày 2 đến 8/9 nhân kỷ niệm 70 năm Quốc khánh và tuần kích cầu thứ tư diễn ra từ ngày 24 đến 30/12.

T.K.

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文