10 năm tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới:

Cổ vũ, động viên thanh niên tích cực xây dựng quê hương

10:36 07/10/2019
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó đoàn viên, thanh niên là lực lượng xung kích đi đầu. Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ban hành kế hoạch về việc triển khai Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”. 

Qua gần 10 năm triển khai, phong trào đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong đông đảo đoàn viên, thanh niên trên cả nước; góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam theo hướng tích cực.

Phát huy tối đa vai trò, khả năng của thanh niên trên các lĩnh vực

Phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới” được Trung ương Đoàn phát động triển khai với các nội dung trọng tâm: công tác thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; phát huy vai trò thanh niên tham gia xây dựng hạ tầng, cảnh quan môi trường nông thôn; phát huy thanh niên tham gia phát triển kinh tế; tham gia xây dựng đời sống văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc; giữ gìn an ninh trật tự; xây dựng Đoàn, Hội vững mạnh. 

Huyện Đan Phượng thực hiện “Đường có hoa, nhà có số, phố có tên” xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu của Thủ đô. (Ảnh: TTXVN)

Từ việc triển khai tại ba xã điểm tại ba miền Bắc, Trung, Nam, sau gần 10 năm, phong trào đã được triển khai rộng khắp, trở thành phong trào sôi động của tuổi trẻ cả nước, thu hút đông đảo thanh niên và nhân dân tham gia.

Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Lê Quốc Phong cho rằng, thông qua phong trào, nhận thức của đa số đoàn viên, thanh niên và nhân dân đã thay đổi từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại đã chuyển sang chủ động, tự tin, tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới; cổ vũ, động viên, hướng dẫn thanh niên thay đổi phương thức sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. 

Hoạt động phát triển sản xuất đã gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho thanh niên. Điều kiện sống cả về vật chất, tinh thần của phần lớn thanh niên và cư dân nông thôn được nâng cao. 

Vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn được phát huy và nâng lên về chất. Để phong trào được thực hiện toàn diện, hiệu quả, nhiều chương trình, kế hoạch, phong trào nhánh cụ thể về các mặt nội dung, lĩnh vực đã được các cấp bộ Đoàn triển khai đến từng chi đoàn tại cơ sở. 

Nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên đoàn viên, thanh niên hăng hái thi đua sản xuất, kinh doanh, phong trào “Thanh niên nông thôn thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” đã được triển khai với 4 nội dung chính: tư duy mới, kỹ thuật mới, sản phẩm mới, nếp sống mới.

Trung ương Đoàn đã ký kết hợp tác với các bộ, ngành để góp phần thực hiện tốt phong trào như: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “Phát huy vai trò của thanh niên trong việc tham gia xây dựng và phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2013 - 2017”; cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp “Tăng cường hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường giai đoạn 2014 - 2017”. 

Trung ương Đoàn triển khai kế hoạch với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai đưa giảng viên trẻ, sinh viên tình nguyện tham gia thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới…

Hằng năm, tổ chức Đoàn đưa chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới vào Chương trình công tác năm, xác định tiêu chí đánh giá trong bộ tiêu chí đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp tỉnh; tổ chức tuyên dương những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới thông qua Giải thưởng Lương Định Của.

Việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn được Đoàn Thanh niên các cấp chú trọng. Trung ương Đoàn đã huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang, các đoàn trực thuộc tham gia xây dựng nông thôn mới, tập trung vào xây dựng đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn ở các tỉnh chỉ đạo điểm; triển khai thực hiện 12 dự án Làng Thanh niên lập nghiệp khu vực biên giới và xã đặc biệt khó khăn, xây dựng 270 cầu giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên. 

Hoạt động bảo vệ môi trường được đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tại các địa phương tích cực tham gia, với các hoạt động: tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch; triển khai chương trình “Vì một Việt Nam xanh”, “Hạnh phúc xanh”, “Chống rác thải nhựa”, “Đường hoa thanh niên”,“Con đường bích họa”…

Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn đã có nhiều giải pháp phát huy tinh thần sáng tạo, mạnh dạn của thanh niên trong phát triển kinh tế nông thôn. 

Nhiều hoạt động khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được tổ chức đa dạng với nhiều hoạt động như: Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo Thanh niên nông thôn, Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn, Startup Hunt… đã thu hút hàng triệu thanh niên, sinh viên tham gia với các dự án trên lĩnh vực nông nghiệp, góp phần không nhỏ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. 

Ngoài ra, tổ chức Đoàn các cấp đã tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn, xung kích giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.

Tri thức trẻ tình nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới

Trước nguy cơ bị mai một của những nét văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên, Tỉnh đoàn Đắk Lắk đã chỉ đạo các tổ chức Đoàn cơ sở thành lập và phát triển các đội chiêng trẻ, đội múa, sử dụng nhạc cụ tre, nứa của các dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk. Các huyện, thành phố trong tỉnh đã mở được các lớp dạy đánh cồng chiêng, hướng dẫn sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc cho con em bà con dân tộc Êđê, Mnông và Giarai...

Trong 10 năm qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 150 lớp đào tạo dạy đánh cồng chiêng, hướng dẫn sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc cho hơn 4.500 lượt thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên tham gia. Ngoài ra, Tỉnh đoàn Đắk Lắk còn tổ chức các lớp dạy dệt thổ cẩm, tổ chức làng nghề, giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ trong những ngày nông nhàn, đồng thời tổ chức những cuộc thi dệt thổ cẩm dân tộc, thu hút nhiều nghệ nhân tham gia.

Nhận thức được vị trí và vai trò của đoàn viên, thanh niên trí thức trẻ trong các đơn vị nghiên cứu khoa học, Ban Thường vụ Đoàn Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức nhiều đội hình trí thức trẻ tình nguyện, tập trung vào chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cho nhân dân; xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi; định hướng cho nông dân các loại cây trồng phù hợp khí hậu, thổ nhưỡng đem lại hiệu quả kinh tế cao; triển khai các chương trình, đề tài, dự án khoa học công nghệ do thanh niên nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

Giai đoạn 2010 - 2019, các cấp bộ Đoàn trong Khối đã tổ chức 1.430 buổi tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 215.320 lượt nhân dân, đoàn viên, thanh niên tham gia với tổng giá trị hơn 70 tỷ đồng.

Nhiều hoạt động tiêu biểu, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong chuyển giao khoa học kỹ thuật có thể kể đến như: Nghiên cứu các giải pháp an toàn trong phòng trừ sâu bệnh cho cây nho Ninh Thuận; Mô hình phủ xanh vùng núi đá vôi; nghiên cứu khả năng xây dựng hồ treo, vấn đề quy hoạch giao thông tại các thôn bản; cách nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn mùa đông và phòng bệnh cho gia súc bằng chế phẩm sinh học, thu thập mẫu phục vụ cho việc nghiên cứu hoạt chất sinh học từ cây bản địa…

Bí thư Đoàn Khối các cơ quan Trung ương Trần Hữu cho rằng, những hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống và sản xuất do Đoàn Khối triển khai đã góp phần giúp nhân dân ở nhiều địa bàn nông thôn phát triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, củng cố quốc phòng, nâng cao nhận thức về ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cuộc sống đối với người nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; tuyên truyền, động viên nhân dân thay đổi phong tục, tập quán trong sản xuất nông nghiệp. 

Qua đó, tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc thực hiện các mục tiêu của Chính phủ về xây dựng và phát triển nông thôn mới.

Hiền Hạnh

Từ đầu năm nay, dù hoạt động đấu giá đất tại các huyện vùng ven Hà Nội không còn "nóng" như trước nhưng tình trạng bỏ cọc trúng đấu giá đất vẫn xảy ra. Vụ việc 22 lô đất trúng đấu giá ở Hà Đông bị bỏ cọc mới đây một lần nữa đặt ra câu hỏi, làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9. 2.

Như Báo CAND đã đưa tin, ngày 29/3, Cục An ninh điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm, Văn phòng công chứng Lại Khánh và một số tỉnh, thành phố khác. Cơ quan ANĐT cũng đã vạch trần mánh khóe phạm tội của các đối tượng trong vụ án.

Ngày 29/3, đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp với hơn 3.000 ca nghi nhiễm.

Ngày 29/3, Công an TP Hà Nội cho biết, một người phụ nữ ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đã bị lừa 150 triệu đồng khi nhận được cuộc gọi chuyển tiền cho con. Đây không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy lừa đảo của các đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake để tạo ra những video giả mạo với hình ảnh và giọng nói giống như người thật

Liên quan đến vụ việc Trường TH, THCS, THPT quốc tế Mỹ ở huyện Nhà Bè bị "vỡ nợ" vào năm ngoái, ngày 28/3 bà Trần Thị Diệu Thúy, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra ngày 11/3/2025 của Thanh tra thành phố đối với những dấu hiệu sai phạm tại trường này…

Hôm nay ngày 29/3, tức ngày 1/3 âm lịch, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 chính thức khai hội. Trong ngày hôm nay đã có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền của Tổ quốc về Đền Hùng tham gia các hoạt động giỗ Tổ. Công tác bảo đảm ANTT, ATGT đã được Công an tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, tạo thuận lợi cho người dân, du khách khi về Đền Hùng tham gia các hoạt động lễ hội.

Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Bộ Công an xác định, đây là vụ án tham nhũng, chức vụ liên quan lĩnh vực cấp phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan quản lý Nhà nước, được dư luận xã hội quan tâm. Quá trình điều tra, xác định số tiền nhận hối lộ hơn 43 tỷ đồng để làm dịch vụ giải quyết hơn 55 nghìn hồ sơ cấp phiếu LLTP.

Sau 20 lần mang dây chuyền vàng giả đến các tiệm vàng, tiệm cầm đồ để cầm cố, rồi chiếm đoạt trót lọt hàng trăm triệu đồng, đến lần thứ 21 thì chiêu trò lừa đảo của "nữ quái" đã bị một tiệm vàng phát hiện, báo tin cho Công an bắt quả tang.

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh, giai đoạn 2012 đến 2020, thành phố có 4 kết luận của Thanh tra Chính phủ (gồm Kết luận 2852/KL-TTCP ngày 02/11/2012; Kết luận 34/KL-TTCP ngày 08/1/2019; Kết luận 269/KL-TTCP ngày 16/9/2019 và Kết luận 1202/KL-TTCP ngày 20/7/2020) và 3 bản án hình sự phúc thẩm...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.