Không cảnh báo tự động, công nghệ của Nhà máy nước sông Đà đã lỗi thời

17:57 22/10/2019
Ngày 22-10, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Lê Văn Dục cho biết, sau 11 năm đưa vào sử dụng, công nghệ của Nhà máy nước sông Đà đã lỗi thời, đặc biệt, không có hệ thống cảnh báo tự động. 

 

Theo ông Dục, từ thành phần thô nước mặt sông Đà, rồi vào kênh dẫn để đưa vào hồ Đầm Bài, Sở Xây dựng sẽ liên tục kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các điểm còn hở, còn yếu và quy rõ trách nhiệm. Chỗ nào của chính quyền, chỗ nào của nhà máy sản xuất, chỗ nào của đơn vị truyền dẫn, phân phối. Ông Dục cũng cho rằng, nước sinh hoạt phải được giám sát từ nguồn nước thô cho đến khi ra đến nước sạch cho người dân. Ngoài ra, ông Dục cũng cho biết sẽ đề xuất lãnh đạo TP cho ban hành cả cơ chế bảo vệ nguồn nước. 

Ông Lê Văn Dục cũng thông tin, Nhà máy nước sông Đà được đưa vào hoạt động 11 năm, nên việc các hệ thống, công nghệ xử lý bị lỗi thời là không tránh khỏi. Trong khi đó, công nghệ của nhà máy vẫn chưa có hệ thống cảnh báo tự động, cũng như hệ thống xử lý Nano. 

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội phân tích, thay nhà máy thì không khả thi, nhưng bổ sung công nghệ thì có thể làm được, đơn cử như có thể ứng dụng công nghệ Nano, nước rất sạch, không bao giờ còn mùi và các thành phần có hại khác nữa.

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.

Về việc xây tường rào, ngăn cách, bảo vệ nguồn nước, ông Dục chia sẻ, hồ Đầm Bài có diện tích lớn lến đến 16 km2, bảo vệ rất khó. Liên quan vấn đề Hà Nội có để Nhà máy nước sông Đà cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thủ đô không, ông Lê Văn Dục cho biết đây là dự án đã được Chính phủ phê duyệt, là công trình đặc biệt nên nhà máy vẫn hoạt động bình thường. 

“Chúng ta sẽ có cơ chế quy định rõ hơn về trách nhiệm và sẽ bắt buộc phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động và sẽ báo về các sở ngành của Hà Nội ngay khi có vấn đề phát sinh", ông Dục khẳng định. 



NY

Người dân phấn khởi nhận nhà mới, yên tâm phát triển kinh tế và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Họ cam kết giữ gìn ngôi nhà, tích cực tham gia các phong trào thi đua góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Hòa Bình vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Lạc Sơn để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ngày 4/11, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm". Hội thảo nhằm mang đến những giải pháp tổng thể cho an toàn giao thông xe máy ở Việt Nam và góp phần chia sẻ với các quốc gia khác trên thế giới.

Bức xúc khi chứng kiến đối tượng trộm cắp xe máy giữa ban ngày, anh Nguyễn Công Định (ngụ TP Phan Thiết, Bình Thuận) đã lao thẳng xe vào tên trộm rồi sau đó cùng người dân khống chế thành công đối tượng trộm cắp xe máy.

Tối 4/11, Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đã tạm giữ hình sự đối với Lê Minh Trung (SN 1977; ngụ huyện Bắc Tân Uyên, Bình Dương) để điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Ngày 3/11, Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; đồng chí Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam về thành tích đấu tranh, triệt phá đường dây sử dụng không gian mạng hoạt động mua bán trái phép chất ma tuý, thu lợi bất chính hơn 30 tỷ đồng.

Ngày 3/11, Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Công an tỉnh Sơn La về thành tích đấu tranh triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam tiêu thụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文