Công nhân tất tả lo Tết

08:35 06/02/2018
Với những lao động xa quê đi làm ở các khu công nghiệp, giờ vẫn chưa phải là lúc nghĩ đến Tết. Họ vẫn đang nỗ lực làm việc, bươn chải với đủ thứ chỉ để mong Tết này có thêm tấm áo mới cho con, thêm đồng quà, tấm bánh cho những người ở quê.

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, nhiều công nhân làm đủ mọi cách để kiếm thêm chút tiền, mong có cái Tết no ấm cho gia đình.

Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh là nơi tập trung một lượng rất lớn công nhân đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long thuê trọ. Những ngày giáp Tết, có mặt tại khu vực này, mọi sinh hoạt của công nhân cũng không khác ngày thường và không thiếu những gương mặt vẫn đang nặng trĩu lo toan.

Bữa cơm công nhân được chuẩn bị với vài món quen thuộc.

Hết ca làm việc, vợ chồng anh Trần Việt Thắng (quê Nam Định) đang làm việc tại KCN Bắc Thăng Long nhanh chóng chuẩn bị bữa cơm chiều. Mấy món ăn vẫn rất đơn giản, đặc trưng của công nhân: đậu phụ rán, rau cải luộc và một chút thịt ba chỉ để rang. Căn phòng trọ khoảng hơn 10m2 với vài vật dụng giản đơn. Căn phòng chật hẹp nhưng vẫn lạnh buốt, cứ ra vào là phải đóng kín cửa.

Anh Thắng chia sẻ, càng cận Tết lại càng thêm lo. Lương hai vợ chồng, cộng các khoản được hơn 10 triệu, chi phí tiền thuê phòng, điện nước, tiền sinh hoạt hàng ngày, tiền gửi về quê cho ông bà nội nuôi con. Nếu tháng nào không có đình đám thì cũng dư được một chút, tháng nào nhiều đình đám thì không đủ.

“Ở quê chỉ trông vào mấy sào ruộng thì không đủ ăn. Đi làm công nhân xa nhà, xa con thì bất tiện nhưng cũng đành vì miếng cơm manh áo. Những tháng cuối năm, công ty ít việc không tăng ca được. Càng sát Tết hai vợ chồng càng sốt ruột”, anh Thắng nói.

Không tăng ca được, hết giờ về nhà trọ ăn uống xong, nghỉ ngơi một lúc, anh Thắng lại xách xe đi chạy Grap, vợ thì ra ngoài đường bán thêm chén nước, cố gắng kiếm thêm để Tết có đồng ra đồng vào.

5 giờ chiều, khu nhà trọ với hơn 30 phòng nằm giữa thôn Bầu đa số các phòng vẫn cửa đóng im ỉm. Chỉ có một vài phòng có người ở nhà, cánh cửa khép hờ. Cái gió lạnh cuối chiều khiến cả khu trọ càng thêm lạnh lẽo.

Chị Hoàng Thị Yếm (quê ở Tuyên Quang) cũng đang nấu cơm. Đời công nhân cũng gần chục năm nhưng lương cơ bản, cộng các khoản trợ cấp khác cũng chỉ được hơn 5 triệu, chính vì vậy mà hầu như bữa cơm gia đình công nhân nào cũng na ná như nhau. Hai vợ chồng đi làm được đồng nào gần như cũng tiêu hết đồng đó, hai đứa con đều đang gửi ở quê chồng Phú Thọ.

“Công ty chồng mấy tháng giáp Tết nhiều việc nên anh ấy tăng ca đến hơn 9 giờ mới về. Công ty tôi ít việc về sớm, cơm nước xong thì đi ra cửa hàng quần áo ngoài đầu ngõ phụ bán hàng thêm ca tối. Chồng về lúc nào thì ăn lúc đó. Cuối năm cuối tháng rồi, hai vợ chồng cũng cố gắng “cày cuốc” kiếm thêm đồng để trang trải dịp Tết, mua cho con thêm bộ quần áo”, chị Yếm chia sẻ.   

Với nhiều công nhân việc ở lại thành phố hay về quê ăn Tết cũng đều nặng gánh lo toan. Đã 3 năm rồi không về quê ăn Tết, nhớ quê nhưng hoàn cảnh chưa cho, nói đến kế hoạch về quê ăn Tết, chị Nguyễn Trang Nhung quê Quảng Nam mắt lại rơm rớm.

Ra Hà Nội làm công nhân được hơn 1 năm thì lấy chồng, chồng quê Hà Tĩnh nên đường sá cũng không tiện. Từ lúc lấy chồng đến giờ chị chưa được biết cái Tết ở quê thế nào.

Năm đầu tiên, gia đình chị vui mừng đón đứa con đầu lòng, hẹn năm sau sẽ về quê ăn Tết; sang năm sau, chị mang bầu bé thứ hai nhưng sức khỏe không tốt nên lại hẹn năm sau. Năm nay, thời tết khắc nghiệt hai đứa con lại đau ốm cả tháng nay nên có lẽ kế hoạch về quê ăn Tết lại đành gác lại.

“Một cảnh hai quê, nếu về Tết thì phải thăm cả hai bên nội ngoại nhưng ngày phép thì ít, thời gian di chuyển lâu, tốn kém đủ thứ trong khi tổng thu nhập của vợ chồng chị tròm trèm 12 triệu đồng. Lãnh lương ra phải chi đủ các các khoản, nào là tiền phòng trọ, tiền ăn uống, con ốm đau… Ông bà nội ở riêng nên sẽ gửi 3 triệu để mua sắm Tết, còn ông bà ngoại thì 1 triệu thôi vì chắc em gái cũng sẽ biếu ông bà", giọng chị Nhung nghèn nghẹn.

Tết đoàn viên, ai cũng muốn được sum họp với gia đình chính vì thế chẳng ai muốn ở lại thành phố nơi đất khách quê người để ăn Tết cả, nhưng vì hoàn cảnh cực chẳng đã mới phải ở lại. Người ở lại không vui nhưng có không ít người sắp xếp được về quê cũng không hẳn đã vui.

Quê không xa hẳn nên năm nào gia đình anh Nguyễn Xuân Quang (quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An) cũng về quê ăn Tết. Kế hoạch năm nay vợ chồng anh và con trai sẽ về quê từ ngày 28 tháng Chạp, qua Tết khoảng mùng 5 mới ra.

“Mấy đợt bão trước, nhà cửa hư hại, ông bà nội ở quê cũng nghèo nên chưa có tiền sửa chữa, vợ chồng tôi đợt này về nghỉ Tết dự định sẽ đưa tiền cho ông bà để ra Giêng sửa nhà luôn”, anh Quang bộc bạch.

Về quê sắm Tết, quà cáp cho người thân, rồi tiền sửa nhà, khoản kinh phí này không hề nhỏ, trong khi lương công nhân mới chỉ đủ sống. Đề cập đến khoản tiền này, anh Quang chia sẻ, hai vợ chồng thu nhập một tháng được trên dưới 12 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đi thì mỗi tháng cũng dư được một chút không đáng kể. Tuy nhiên có tiết kiệm cả năm cũng không đủ để trả hết các chi phí này.

“Hai vợ chồng đang chờ tiền thưởng Tết. Trước mắt thiếu đến đâu thì phải đi mượn, rồi sau trừ dần hàng tháng, sang năm cố gắng làm thêm để trả nợ. Con cái ở đây với mình, cố gắng Tết nhất cho cháu về quê để thăm ông bà. Còn cái nhà giờ hư rồi thì bắt buộc phải sửa, chứ để ông bà già rồi ở quê mà tạm bợ thì cũng không ổn”, anh Quang nói.

Phan Hoạt

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文