Cư dân làng Dừa bàng hoàng kể chuyện đi tìm phi công và máy bay rơi

14:54 27/07/2018
“Sau khi nghe tiếng nổ lớn, cháu cùng một nhóm bạn kéo nhau đi bộ lên hiện trường. Phải mất gần 2 giờ đi bộ đường rừng, nhóm của cháu mới tiếp cận được khu vực máy bay Su-22 gặp nạn. Lúc đó trời mưa rất lớn, cảnh tượng ở hiện trường rất kinh khủng...” - một thanh niên làng Dừa (xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) kể chuyện đi tìm máy bay rơi trưa 26-7.

“Một tiếng nổ lớn vang lên, chúng tôi nhìn lên cánh rừng thì thấy khói bay cao nghi ngút, biết là máy bay nổ rồi. Khi lên thì thấy chiếc máy bay nổ tung, vỡ vụn từng mảnh. Chúng tôi cố gắng tìm xung quanh khu vực nổ, trong các lùm cây, hốc đá… xem có thấy phi công thoát ra ngoài mắc kẹt trên cây không nhưng vô vọng...”, ông Lê Văn Nhàn - người làng Dừa kể lại.

Ông Nguyễn Văn Lan (48 tuổi, trú xóm Dừa) kể, khoảng hơn 11h trưa cùng ngày, ông phát hiện một chiếc máy bay bay đến gần khu vực ngọn núi ở gần làng thì bất ngờ bốc khói đen ở phía sau. Một lát sau, một tiếng nổ rất lớn vang lên.

Ông Lê Văn Nhàn kể về thời điểm đi tìm máy bay rơi.
Một người dân nhặt được mảnh vỡ từ Su22 và giao nộp lại cho cơ quan chức năng.

Ông Lan nhớ lại: “Lúc đó rất đông người dân chứng kiến sự việc, một số người còn dùng điện thoại quay lại. Khi nghe tiếng nổ, một số người còn bán tín bán nghi bảo là máy bay họ diễn tập nổ mìn”.

Trần Văn Nam (17 tuổi, trú Làng Nhâm, xã Nghĩa Yên) kể thêm: “Sau khi nghe tiếng nổ lớn, cháu cùng một nhóm bạn kéo nhau đi bộ lên hiện trường để theo dõi sự việc. Phải mất gần 2 giờ đi bộ đường rừng nhóm của cháu mới tiếp cận được khu vực máy bay Su-22 gặp nạn. Lúc đó trời mưa rất lớn, chúng cháu lên thì thấy một cảnh tượng rất kinh khủng, máy bay không còn nguyên vẹn mà vỡ vụn từng mảnh, không thấy người đâu cả. Xung quanh khu vực may bay phát nổ cây cối gãy đổ, những tảng đá lớn cũng bị vỡ tung…”.

Ngay sau đó, khoảng từ 13h đến 20h tối ngày 26/7, tất cả các lực lượng liên quan đã có mặt tại khu vực trên để bảo vệ hiện trường và điều tra nguyên nhân máy bay quân sự Su-22 gặp nạn.

Một mảnh vỡ của Su22.
Một góc ngọn núi nơi máy bay rơi.

Hiện trường nơi chiếc máy bay Su-22 gặp nạn nằm trên đỉnh núi, cách làng Dừa chừng 4km đường núi. Từ đầu giờ chiều cùng ngày, cả ngàn người dân hiếu kỳ đã tập trung kéo lên để theo dõi sự việc. Lực lượng chức năng cũng đã tập trung ở các ngả đường để bảo vệ, không cho người dân đi vào khu vực hiện trường.

Đến 19h40’ ngày 26/7, lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa hiện trường nơi máy bay rơi. Đoàn xe lực lượng chức năng cùng 2 xe cứu thương sau đó đã đưa thi thể 2 phi công rời khỏi hiện trường.

Những chiếc xe cứu thương đưa thi thể hai chiến sĩ về Nhà tang lễ BVQK4 để làm lễ truy điệu.
Máy bay quân sự này được cho là xuất phát từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) và rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An vào khoảng 12h ngày 26-7.


Thông tin từ Bộ Quốc phòng cho biết:

Lúc 11 giờ 16 phút ngày 26-7, máy bay Su-22, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện bay huấn luyện, mất liên lạc lúc 11 giờ 35 phút. Thông tin ban đầu, máy bay rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An.

Hai phi công bay huấn luyện đã hy sinh, gồm:

- Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng, sinh năm 1978. Quê quán: phường Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.

Nhập ngũ: 20-9-1995

Giờ bay tích lũy: 1.130h37; Giờ bay trong năm: 111h08

Đã bay qua các loại máy bay: L- 39. MiG-21, Su-22;

- Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm an toàn bay Trung đoàn 921, sinh 1972. Quê quán: Thái Giang, Thái Thụy, Thái Bình.

Nhập ngũ: 12-9-1991

Giờ bay tích lũy: 1178h32; Giờ bay trong năm: 106h58;

Đã bay qua các loại máy bay: L-39. MiG-21Bis, Su-22M.

Theo Dân trí

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文