Cú rơi kinh hoàng xuống vực sâu qua lời kể của người lái máy xúc

13:07 29/06/2018

“Máy xúc lộn 5 vòng rồi dừng lại. Tôi nằm giữa đám cây cối, đất đá, nghe nước chảy rào rào bên cạnh và nghĩ rằng, thế là mình chết rồi. Tôi cố bám vào dây rừng, leo lên tảng đá rồi ngất lịm”.


Sáng 29-6, anh Phạm Văn Sáng, người lái máy xúc bị rơi xuống vực sâu 100 mét nằm thở khó nhọc trên giường bệnh ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Phần trên cơ thể được cố định bằng thiết bị y tế, dưới sườn có ống dẫn đưa máu lưu ra ngoài.

Cảm giác một nửa quả núi lao sầm sập từ độ cao hàng chục mét cuốn phăng cả người và máy xúc xuống vực vẫn ám ảnh. Anh không thể tin mình còn sống sót nằm đây.

Anh Phạm Văn Sáng vẫn bàng hoàng sau trận lở đất kinh hoàng

18h ngày 26-6, anh làm nhiệm vụ điều khiển máy xúc thông tuyến tại điểm  sạt lở trên quốc lộ 12 tại km 46+700 khu vực xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Anh Sáng cùng một lái máy xúc nữa của Công ty cổ phần Xây dựng và Quản lý Đường bộ l Lai Châu đang làm nhiệm vụ thì bất ngờ nửa góc núi từ độ cao hàng chục mét đổ ập xuống. Người lái máy xúc kia bị rơi xuống mấy mét rồi thoát ra được và bò lên đường. Còn anh Sáng thì không kịp.

“Tôi thấy đất lở, liền lái máy xúc quay đầu định chạy, nhưng nhanh quá, đất đá cuốn phăng khiến máy xúc lộn 5 vòng rồi dừng lại như máy xúc được đặt xuống đó. Sườn bị máy xúc va vào đau nhức, rách 2 chỗ, máu chảy. Tôi nghiến răng chịu đau bò ra khỏi xe, cố bám dây rừng lên 3 mét, nơi có tảng đá lớn, nằm trên đó và lịm đi, không biết gì nữa.

15 phút sau tỉnh dậy tôi thấy có ánh đèn pin loang loáng, nhưng không thể cất tiếng gọi. Đợi mãi không thấy ai đến, người thì lạnh, máu vẫn chảy, tiếng nước chảy rào rào bên tai, tôi biết nguy cơ sạt lở tiếp tục là rất lớn nên nghĩ rằng mình sẽ chết ở đây” – Sáng kể.

Đại diện Báo CAND, Công an tỉnh Lai Châu, Ngân hàng Agribank thăm và tặng quà anh Sáng

Trong đầu anh lúc đó chỉ miên man nghĩ thương bố mẹ ở quê xa Thái Bình đang ngóng con. 35 tuổi, anh chưa tìm được cô con dâu cho bố mẹ nên còn nuối tiếc nhiều lắm. 6 năm lên từ miền xuôi lên Lai Châu, anh đã từng làm gia đình lo lắng khi bị bỏng hơi nước của máy xúc làm tróc mảng lớn da bụng năm ngoái.

Vừa lo lắng, sợ hãi khi bóng tối dần dần đen kịt. Thời gian trôi như dài cả thế kỷ. Lâu lắm (lúc 21 giờ) một ánh đèn lớn rọi xuống tảng đá anh nằm. Rồi lại im lặng. Anh nhắm mắt, mặc kệ số phận.

Thế rồi, có tiếng phát cây rừng, tiếng nói, gọi. Hai đồng chí mặc quần áo cứu hỏa vừa phát cây vừa đu dây xuống. Trong anh như vỡ òa “mình được cứu rồi”. Anh được cố định vào dây rồi được kéo lên mặt đất. Trên đó đã có sẵn cáng và xe đưa anh đi cấp cứu. Sáng bảo: “Tôi vẫn như nằm mơ”.

Bố anh Sáng nhận tin con bị nạn, tất tưởi bắt xe lên Lai Châu. Ông xúc động cảm ơn lực lượng Công an tỉnh Lai Châu và các chiến sỹ Cảnh sát PCCC đã cứu con ông thoát nạn.

Trước đó, chiều 28-6, ở điểm sạt lở bản Sáng Tùng, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ chúng tôi đã gặp các cán bộ chiến sỹ tham gia cứu anh Phạm Văn Sáng. Sau cuộc cứu nạn ở Pa Tẩn, không chút nghỉ ngơi, các anh lại tiếp tục đến các điểm nóng sạt lở trên địa bàn.

Đại uý Vũ Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Lai Châu cho biết, sau khi nhận tin báo về vụ sạt lở có người bị nạn rơi theo máy xúc, Phòng đã cử 15 CBCS tham gia cứu nạn cứu hộ cùng các thiết bị chuyên dụng đến hiện trường.

Hạ sỹ Mùa A Xá và Lầu A Páo kể lại chuyện cứu nạn

Lúc đó tại hiện trường có các lực lượng khác nhưng không có thiết bị chuyên dụng nên việc cứu nạn vô cùng khó khăn.

21h nhóm cứu hộ tiếp cận điểm sạt lở, dùng đèn chiếu sáng công suất cao trên xe cứu nạn cứu hộ để chiếu sáng và phát hiện nạn nhân đang nằm bất động trên một tảng đá ở dưới vực sâu.

Ngay lập tức hai chiến sỹ được thắt đai an toàn và dây cứu nạn, cầm dao, vừa đu dây xuống vừa phát cây mở lối để đưa nạn nhân lên. Đại uý Vũ Văn Hùng đã trực tiếp cùng đồng đội tiếp cận nạn nhân, thắt đai cõng nạn nhân trên lưng để đồng đội bên trên kéo dây đưa lên.

Hạ sỹ Lầu A Páo, Vừ A Lử, Mùa A Xá cùng cùng ròng dây từ bên trên kéo đồng đội và nạn nhân ra khỏi vực. Páo chia sẻ, công tác cứu nạn gặp nhiều khó khăn do đường trơn trượt, nguy hiểm, đất đá bên trên có thể sạt lở bất cứ lúc nào.

Sau khi cứu nạn thành công nạn nhân Phạm Văn Sáng, Hạ sỹ Tống Văn Chiến (người trực tiếp xuống vực đưa anh Sáng lên) tiếp tục túc trực tại điểm sạt lở trên quốc lộ 12. Còn các CBCS khác thì vào xã Tả Ngảo giúp bà con di chuyển ra vùng an toàn. 


Trần Hằng-Trần Xuân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文