Cúng sao giải hạn đầu năm: Cẩn thận kẻo tiền mất, tật mang

14:24 04/02/2017
Cũng đã gần như thông lệ, hàng năm, từ sau Tết Nguyên đán cho đến hết rằm tháng Giêng, nhà nhà lại bày biện lễ cúng dâng sao giải hạn. Nhiều chùa chiền, đặc biệt là những ngôi chùa nổi tiếng thành địa chỉ để nhiều người cùng đổ xô về nhờ nhà chùa làm lễ cúng kéo theo không ít hệ lụy…


Chỉ cần gõ cụm từ “dâng sao giải hạn”, trong 0,31 giây, google lập tức cho gần 1,5 triệu kết quả. Gần như tất cả thông tin về chỉ dạy cách xem sao hạn, phong tục cúng sao cho đến các cách chuẩn bị lễ vật, cúng cho đúng cách, địa điểm bán đồ cúng, dịch vụ cúng đều được bày vẽ cụ thể đến từng chi tiết. 

Cũng đã gần như thông lệ, hàng năm, từ sau Tết Nguyên đán cho đến hết rằm tháng Giêng, nhà nhà lại bày biện lễ cúng dâng sao giải hạn. Nhiều chùa chiền, đặc biệt là những ngôi chùa nổi tiếng thành địa chỉ để nhiều người cùng đổ xô về nhờ nhà chùa làm lễ cúng kéo theo không ít hệ lụy…

Giữa trưa ngày 3-2, tổ đình Phúc Khánh (người dân quen gọi là chùa Phúc Khánh) trên phố Tây Sơn, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội vẫn tấp nập khách thập phương ra vào. Chỉ cần những người làm công tác hướng dẫn, duy trì an ninh trật tự lơ là một chút là xe để tràn trên vỉa hè. Những người làm bãi giữ xe tự phát ra sức mời gọi khách thập phương. 

Tranh thủ một vài phút tạm thưa khách, kê ngay ngắn lại tấm biển hướng dẫn giữ xe miễn phí, Thượng úy Trương Mạnh Thanh, cán bộ Công an phường Thịnh Quang cho biết, khách thập phương đến chùa rất đông và ít nhất phải qua rằm tháng Giêng mới vãn người. Những ngày cao điểm, đặc biệt là ngày chùa làm lễ cầu an (14 tháng Giêng), chùa thường đón khoảng 3.000 lượt người. Khuôn viên khá hẹp nên người đến tham gia đứng, ngồi tràn cả ngoài lề đường. Nếu công tác an ninh trật tự không tốt rất dễ lộn xộn. 

Để bảo đảm an toàn, an ninh trật tự và giao thông thông suốt cho khu vực này, từ trước Tết, địa phương đã phải có kế hoạch phân công cụ thể và vận động tổ chức xã hội, đoàn thể chung tay mới ổn thỏa. Để tránh nạn “chặt chém” du khách gửi xe, năm 2017, địa phương còn phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam tổ chức điểm trông giữ xe miễn phí trong khu vực công viên Ngã Tư Sở. 

Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, lượng người đông, thiếu quan sát nên nhiều du khách vẫn phải chấp nhận gửi tạm xe bên lề đường, trước các quán bán hàng hoặc trong hẻm với giá 15.000/ xe.

Bên trong khuôn viên khiêm tốn của tổ đình, gần chục chiếc bàn kê có sẵn giấy và bảng đối chiếu năm sinh với sao chiếu mệnh để khách thập phương tự đối chiếu và ghi vào giấy đăng ký. Bàn nào cùng đầy khách chen chúc đợi chờ đến lượt đăng ký. 

Len lỏi làm xong các thủ tục đăng ký, nộp tiền, chị Hoàng Thị Thanh, ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, nhiều du khách thập phương đến chùa làm lễ vì đều cho rằng chùa rất thiêng. Riêng gia đình chị, năm nào cũng đến Phúc Khánh nhờ thầy làm lễ dâng sao giải hạn cho cả nhà vì chùa gần nhà. Năm 2017, gia đình có 3 người, gửi thầy 450.000 đồng vì “giá sàn” là 150.000 đồng/ người.

Tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, từ đầu giờ chiều cùng ngày, lượng người đến khá đông nhưng phòng ghi giấy và nhận lễ cúng dâng sao giải hạn khá vắng. 

Người hướng dẫn cũng không phải là nhà sư trong chùa. Bà cho biết, thông thường, mỗi người nhờ làm lễ gửi khoảng 300.000 đồng/ người. Có người phát tâm gửi nhiều hơn. Một số người nói họ không có tiền, gửi ít hơn, nhà chùa vẫn nhận. Sau khi gửi tiền làm lễ, người gửi không phải lo bất kỳ thêm khoản nào, từ việc viết sớ đến sắm lễ, chùa sẽ lo hết. Nếu ngày làm lễ, người gửi làm lễ dâng sao giải hạn đến tham dự được thì đến, không đến được cũng không sao. Một số người cẩn thận hơn thì vừa đến, vừa tự chuẩn bị thêm một lễ mang đến chùa… 

Một nhà sư ngồi ở bàn ghi nhận công đức cho biết, chùa vừa hoàn thành khóa lễ vào ngày mùng 6 Tết (2-2) cho khoảng 600 người.

Tại đền Tranh (đền quan lớn Tuần Tranh), xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, từ đêm giao thừa cho đến tận rằm tháng Giêng cũng luôn tấp nập khách thập phương. Đây cũng là một trong những địa chỉ thường xuyên đón một lượng khách lớn nhất của tỉnh đến lễ bái và nhờ làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm trong nhiều năm trở lại đây.

Tại Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc, Cự Khối, Long Biên, Hà Nội, quang cảnh khá tĩnh lặng dù đây là một trong những địa chỉ được xếp vào hàng có đông phật tử nhất tại Hà Nội. 

Đại đức Thích Tỉnh Thiền, Phó trụ trì Thiền viện cho biết, chùa không tổ chức lễ dâng sao giải hạn và thực ra phải gọi là dâng sao giải nạn còn giải hạn là do người ta đọc trại mà ra. Lý do nhà chùa không làm lễ này là vì đây chỉ là tập tục của dân gian còn trong nhà Phật thì không có vì Phật không dạy xem sao giải hạn. Tuy nhiên, nhà chùa cũng nương theo đó để làm lễ cầu an chúc phúc cho bá tánh vào lễ Thượng Nguyên tức rằm tháng Giêng. Việc một số nhà chùa tổ chức làm lễ dâng sao giải hạn là do các thầy làm lễ giúp cho bá tánh có nhu cầu và làm lễ chỉ giúp họ được an tâm trong chính lúc đó. 

Đại đức cũng lý giải, năm nào mọi người cũng làm lễ dâng sao giải hạn nhưng năm nào nạn cũng đến. Cái nạn là cái rủi ro, cái thiếu may mắn. Người ta cứ nghĩ nạn là do ngẫu nhiên còn thực ra đều có nguyên nhân của nó và con người phải tìm ra nguyên nhân ấy để mà giải nạn chứ không phải là bỏ vài trăm nghìn hoặc vài triệu đồng mà giải hết nạn. Giải nạn được như thế thì “rẻ” quá. Nếu cầu mà giải được hết nạn thì các thầy ở gần Phật, các thầy sẽ cầu cho bản thân, người nhà của mình tiêu tan hết hạn, nhưng thực tế, bản thân thầy và người nhà của thầy vẫn gặp vận hạn, có bệnh vẫn phải đi đến nhờ bác sĩ chữa… 

Theo quan niệm dân gian, sao chiếu nặng nhất là các sao Kế Đô, La Hầu, sau đó đến sao Thái Bạch và thường là 3 năm một lần. Đây chỉ là cái nạn nhỏ nhỏ so với cái nạn lớn nhất của đời người là già, là bệnh. Nhưng cái nạn lớn này thì con người lại ít quan tâm. Người làm lễ dâng sao giải hạn không hiểu nếu năm nay mình có sao chiếu tốt nhưng mình sống dở thì coi chừng cái nạn nó đến vấn mình. Cái quan trọng nhất là tâm con người tốt xấu chứ không phải là ngày tốt xấu hay giờ giấc tốt xấu. 

Con người sống với nhau tốt hay không, không phải do tuổi tác hợp hay không hợp mà do tâm của họ có đồng cảm hay không đồng cảm. Tâm con người có ác, có xấu. Nếu không muốn gặp nạn, chúng ta chịu khó tu tập, điều chỉnh lại cho nó không xấu, sống vị tha, sống tốt với mọi người, luôn hướng về cái chân, thiện, mỹ thì cuộc sống tốt lên và sẽ không có nạn. Nếu cứ đổ xô bỏ tiền làm lễ cúng sao nhưng sống không thiện, không từ bi hỷ xả, tâm xấu thì vẫn gặp nạn như thường, có khi còn nạn lớn hơn…

Ngọc Nguyễn

Thời gian qua, chính quyền địa phương, các ban ngành, nhất là Công an TP Hồ Chí Minh và các quận, huyện đã vận dụng tối đa nguồn lực, trở thành điểm tựa, hỗ trợ cho những người từng lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng, lao động vươn lên trong cuộc sống…

Theo một số nguồn tin quân sự, kể từ tuần trước, các lực lượng Nga đã tăng gấp đôi cường độ tấn công của họ trên một số mặt trận, trong bối cảnh ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và thời gian tới có khả năng sẽ diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. Đặc biệt, việc Nga nối lại các hoạt động quân sự ở Zaporizhzhia từ đầu tháng 10 cho thấy khả năng Moscow sẽ mở đợt tấn công lớn nhằm vào khu vực này.

Ngày 4/11 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất một số giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại chùa Xuân Lũng (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ).

Sáng 16/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, vừa phối hợp cùng Công an TP Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Văn Thanh (SN 1989, ngụ Trà Vinh), Chung Diệu Long (SN 1988, ngụ TP Hồ Chí Minh) để điều tra, làm rõ hành vi trộm và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Một buổi tối trung tuần tháng 11/2024, lớp học tình thương nằm bên đầm Sam (thuộc đầm phá Tam Giang) ở khu tái định cư (TĐC) Đập Góc, xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sáng trưng ánh đèn điện cùng nhiều tiếng cười nói của các em học sinh. Như thường lệ, cứ vào buổi tối có 20 em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 ở khu TĐC Đập Góc lại mang sách vở đến lớp học miễn phí này để được thầy Hòa dạy kèm viết chữ, tập đọc và làm Toán. Bên trong phòng học rộng gần 50m2 với những bộ bàn ghế gỗ được kê san sát, các em học sinh cần mẫn ngồi viết chữ theo hướng dẫn của thầy Hòa. 

Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) mới đây đã có báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2025 gửi tới Quốc hội. Theo đó, tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 116 nhiệm vụ (giảm 5 nhiệm vụ so với năm 2024). 

Liên tiếp trong thời gian gần đây, lực lượng Công an xã tại Hà Tĩnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc lừa đảo qua mạng, trong đó phổ biến vẫn là chiêu thức mạo danh người có công quyền đề nghị chuyển tiền qua tài khoản.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文