Cuộc sống mới trên bờ của cư dân vạn đò sông Hương

09:06 29/04/2020
Thấm thoát đã 45 năm, kể từ ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối. Giờ đây, kinh tế - xã hội của đất nước đã có nhiều phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Đối với tỉnh Thừa Thiên-Huế, một trong những địa phương phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đã thực hiện nhiều dự án an sinh xã hội; di dân, bố trí tái định cư, tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ dân có cuộc sống mới tươi đẹp...

Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi về xã Phú Mậu, huyện Phú Vang,  miền đất hạ du bên bờ sông Hương. Trên những nẻo đường trong xã, 2 bên đường là nhà dân xây dựng khang trang, có không ít những ngôi nhà cao tầng bề thế.

Cuộc sống của người dân vạn đò sông Hương đã có nhiều khởi sắc.

Mỗi nhà đều treo cờ đỏ sao vàng kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước. Biết chúng tôi đến tìm hiểu cuộc sống mới của hàng trăm hộ dân vạn đò sông Hương, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mậu Nguyễn Văn Giáo hồ hởi: “Lại Tân nay đổi thay nhiều lắm!”. Nói rồi, ông đích thân đưa chúng tôi về thăm thôn định cư này.

Hơn 10 năm về trước, 337 hộ dân đầu tiên trong tổng số gần 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương được tỉnh Thừa Thiên-Huế bố trí, sắp xếp đưa về khu định cư Lại Tân, xã Phú Mậu sinh sống.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, xã Phú Mậu cấp hơn 260 lô đất và hỗ trợ thêm 15 triệu đồng cho mỗi hộ để xây nhà ở; đồng thời cấp 170 mảnh đất để các hộ dân đông nhân khẩu xây nhà liền kề, trị giá mỗi căn 65 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng, 50 triệu đồng còn lại được trả góp trong 10 năm. Người dân đến ở khu tái định cư còn được tạo điều kiện học các nghề xây dựng, nuôi cá lồng, may mặc…

“Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ việc bố trí đất đai, nhà cửa, dạy nghề nên người dân vạn đò sau khi lên bờ liền có nhà ở, có công ăn việc làm ổn định. Điều này được chứng minh khi Lại Tân ban đầu có 97% hộ nghèo, hộ cận nghèo thì sau hơn 10 năm, dù số hộ dân tăng lên 420 hộ với gần 3.000 nhân khẩu, nhưng hộ nghèo giảm còn 4% và cận nghèo còn 27%, bình quân thu nhập đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm. Trong đó có nhiều hộ dân đã nỗ lực thoát nghèo vươn lên làm giàu như các hộ gia đình ông Võ Văn Bê, Ngô Mãng, Hoàng Văn Hòa… Đây chính là sự đổi thay lớn nhất của Lại Tân hôm nay”, anh Võ Văn Thương, Bí thư thôn định cư Lại Tân chia sẻ.

Điều đáng nói, từ một địa bàn phức tạp về ANTT, thường xảy ra nhiều vụ trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, nhưng từ năm 2019, sau khi Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế bố trí Công an chính quy về xã Phú Mậu, tình hình ANTT ở Phú Mậu và Lại Tân nói riêng, đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Trung tá Lê Phước Hòa, Trưởng Công an xã Phú Mậu, cho hay: “Từ ngày được điều động về Phú Mậu, anh em Công an chính quy đã phối hợp với Đoàn Thanh niên và các Hội, đoàn thể địa phương “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền các chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để người dân hiểu rõ và không vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Công an xã đã xây dựng mô hình “3 không” (không trộm cắp, không tệ nạn xã hội, không vi phạm TTATGT), lồng ghép với phát động phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ), được người dân tích cực hưởng ứng tham gia, số vụ việc trộm cắp, thanh thiếu niên tụ tập gây rối, đánh nhau, khiếu kiện liên quan đến đất đai giảm đáng kể, nhờ thế mà ANTT địa bàn được giữ vững”.

Ngoài làm tốt công tác giữ gìn ANTT, Trung tá Hòa và đồng đội còn phối hợp với chính quyền thôn Lại Tân thực hiện công tác rà soát tàng thư nhân hộ khẩu để điều chỉnh họ tên, bổ sung ngày, tháng, năm sinh vào hộ khẩu, cấp mới giấy khai sinh, giấy CMND cho hàng trăm trường hợp, giải quyết rốt ráo các thủ tục hành chính. Nhờ đó, con em các hộ dân ở Lại Tân đều được đến trường, có 40 em đã thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, ra trường có việc làm ổn định.

“Sau hơn 10 năm được lên bờ định cư, người dân vạn đò sông Hương ngày ấy giờ đã có cuộc sống khởi sắc. Dù người dân làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh nhưng tất cả đều chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, sống chan hòa, yêu thương, không vi phạm pháp luật. Mới đây, tập thể nhân dân và cán bộ xã Phú Mậu đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2019”, Bí thư Đảng ủy xã Phú Mậu Nguyễn Văn Giáo thông tin.

Và, ngay trong những ngày đầu tháng Tư lịch sử này, 25 hộ dân đầu tiên ở khu vực 1 Kinh thành Huế cũng đã động thổ, xây dựng nhà mới tại khu định cư phía Bắc Hương Sơ, TP Huế. Đây là các hộ dân thuộc dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh thành Huế, với tổng mức đầu tư lên tới 4.097 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 dự án, dự kiến từ năm 2019 đến 2021, tỉnh Thừa Thiên-Huế sẽ hoàn thành việc di dời 2.938 hộ dân ở các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào và tuyến phòng lộ, đồng thời triển khai xây dựng khu dân cư mới tại phường Hương Sơ, An Hòa trên diện tích 77,9ha.

Đến tháng 3/2020, hàng trăm hộ dân đã di dời nhà cửa để trả lại mặt bằng cho di tích Kinh thành Huế theo như kế hoạch. Các hộ nghèo thuộc diện di dời sẽ được Nhà nước xây dựng nhà ở theo mẫu với diện tích 61m2, bao gồm nhà 1 tầng và 1 gác lửng, với kinh phí xây dựng mỗi nhà khoảng 200 triệu đồng.

Chia sẻ niềm vui trong ngày khởi công, gia đình ông Lê Quang Nghĩa ở phường Thuận Lộc xúc động nói: “Nhà có hai vợ chồng đều trên 70 tuổi, đau ốm liên miên nên nghe tin Nhà nước vừa hỗ trợ tiền, vừa xây dựng nhà cho các hộ nghèo thì chúng tôi rất phấn khởi. Hôm nay tận mắt ra xem khu định cư mới đang được xây dựng thoáng đãng, đường sá rộng rãi và được tận tay thực hiện nghi thức khởi công nhà mới thì chúng tôi quá đỗi vui mừng bởi niềm mong ước bấy nhiêu năm nay đã thành hiện thực”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, sau 45 năm giải phóng, với sự nỗ lực, đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã vượt qua nhiều khó khăn, khắc phục thiên tai bão lũ hằng năm để khôi phục kinh tế- xã hội.

Đến nay, nhiều dự án bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống cho người dân của tỉnh đã và đang được thực hiện, trong đó phải kể đến các dự án lớn như đưa gần 1.000 hộ dân vạn đò sông Hương lên bờ; di dời hơn 4.000 hộ dân ra khỏi khu vực 1 Kinh thành Huế…

Nhờ sự nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân, bức tranh kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều khởi sắc, an sinh xã hội được đảm bảo, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới, đời sống của người dân từ thành thị đến vùng nông thôn được nâng lên đáng kể.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế đang nỗ lực phấn đấu để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong 5 năm tới, với mục tiêu quan trọng là tiếp tục nâng cao hơn nữa đời sống và hạnh phúc của nhân dân...

Anh Khoa

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文