Cứu 2 con suối sau “cơn lốc” đô thị hóa

12:19 24/10/2017
Tốc độ đô thị hóa quá nhanh đã đẩy suối Đồng Tiền và suối Tầm Vông (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) ô nhiễm trầm trọng. Trước thực trạng đó, quyết định phê duyệt Đề án cải tạo hai con suối được thực hiện như một làn gió mát tỏa đến cuộc sống của người dân nơi đây.


Đây là công trình mà thị xã Đồng Xoài quyết tâm thực hiện vừa để hướng đến môi trường sống xanh – sạch – đẹp, vừa đón chào đô thị này sẽ lên thành phố trực thuộc tỉnh thời gian tới.

Theo ghi nhận của chúng tôi, suối Đồng Tiền và suối Tầm Vông là 2 con suối có chức năng thoát nước mưa, nước mặt của thị xã Đồng Xoài. Do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, việc san lấp mặt bằng và xây dựng nhiều công trình của người dân hai bên đã thường xuyên làm suối bị “nghẽn mạch”. 

Mặt khác, lượng nước mặt trong mùa mưa tập trung về suối ngày càng tăng, dòng chảy của hai con suối nhiều đoạn cắt ngang bị thu hẹp, không đủ khả năng thoát nước, do đó thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ tại nhiều khu vực mỗi khi mưa lớn. 

Bên cạnh việc thoát nước mưa, hai con suối còn phải tiếp nhận toàn bộ chất thải, nước thải của các hộ dân hai bên bờ suối, vả lại lòng suối bị bồi lấp nên hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường từ suối ngày càng trở nên trầm trọng.

Hiện trạng suối Đồng Tiền thuộc phường Tân Đồng, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Người dân sở tại cho biết, liên tục những năm qua, họ phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề mỗi khi xuất hiện mưa lớn. Đã có người chết và nhiều người bị thương; hàng trăm căn nhà, vật dụng sinh hoạt và kéo theo đó là vật nuôi, cây trồng, hoa màu… bị nước lũ cuốn trôi, gây thiệt hại nhiều tỉ đồng. 

“Hiện nay đang là mùa mưa nên mùi hôi đỡ hơn nhiều, còn trong suốt mùa khô, suối toàn nước thải nên hôi thối nồng nặc. Tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Người dân cũng đã kiến nghị, nhiều lần gửi đơn lên chính quyền nhưng cũng chưa giải quyết được gì và đành phải sống chung với ô nhiễm. Cả 2 bên suối, nhiều hộ dân bắc ống để nước thải chảy ra suối, một số hộ không đóng phí rác mà còn đổ rác bừa bãi xuống suối, không chừa thứ gì nên đã đẩy con suối đến vực thẳm của ô nhiễm môi trường trầm trọng”, một người dân sinh sống lâu năm bên suối Đồng Tiền nói. 

Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Đồng Xoài cho biết, để khắc phục thực trạng trên và từng bước cải tạo cảnh quan đô thị Đồng Xoài xanh – sạch – đẹp, xây dựng hoàn thiện dần hạ tầng, UBND thị xã đã quyết định phê duyệt Đề án giải tỏa hành lang bảo vệ suối Đồng Tiền và suối Tầm Vông đoạn qua thị xã giai đoạn 2017- 2020. 

Theo phê duyệt, phạm vi giải tỏa chiều dài dọc 2 tuyến suối hơn 5km (tổng chiều dài hai bên tương đương 10km), chảy qua địa bàn 3 phường: Tân Đồng, Tân Thiện và Tân Xuân. Trong đó, suối Đồng Tiền hơn 4,1km, còn lại suối Tầm Vông hơn 800m. Bề rộng 7m tính từ tim 2 suối ra hai bên, gồm phạm vi bề rộng lòng suối 7m và phạm vi 2 bên suối, mỗi bên rộng 3,5m. 

Từ nay đến năm 2018, thị xã và các phường Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân sẽ dồn toàn lực để thực hiện công trình, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 

Cụ thể, vận động, kêu gọi người dân tự nguyện hiến đất, tự giải tỏa công trình. Sau khi có mặt bằng, thị xã bố trí vốn từ ngân sách, kết hợp với xã hội hóa xây dựng đường giao thông hai bên, nạo vét và mở rộng lòng suối, trồng cây xanh, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, thu gom rác thải, xây dựng chỗ để xe...

Mục tiêu lớn nhất của dự án là đảm bảo khả năng thoát nước, chống ngập cục bộ trên địa bàn các phường: Tân Đồng, Tân Thiện, Tân Xuân và Tân Bình, đồng thời cải thiện môi trường 2 bên suối và từng bước cải tạo cảnh quan đô thị, xây dựng hoàn thiện dần hạ tầng thoát nước của thị xã. Tổng dự toán thực hiện công trình dự kiến 150 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách. 

Theo ông Sơn, từ khi thị xã Đồng Xoài bắt tay thực hiện cải tạo hai con suối, người dân hai bên suối nói chung và người dân thị xã rất phấn khởi vì sắp tới không chỉ thoát được cảnh “sống chung với ô nhiễm” mà còn được sống trong môi trường xanh – sạch – đẹp. Công trình cũng sẽ tác động tích cực đến đời sống của hàng chục ngàn người dân nơi đây. Giá trị nhà đất tăng lên, được thụ hưởng môi trường sống văn minh, hiện đại.

Theo lãnh đạo UBND các phường Tân Đồng, Tân Thiện và Tân Xuân, người dân rất đồng tình với các phương án giải phóng mặt bằng, xây bờ kè, đường hai bên suối. Ngay sau khi được phổ biến về Đề án, ông Lê Văn Thiềm (ngụ khu phố 2, phường Tân Đồng) đã tự nguyện hiến diện tích đất ngang 3,5m, sâu hơn 20m, trị giá hàng trăm triệu để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện công trình. 

Cách hộ ông Thiềm không xa, hộ ông Trương Công Minh cũng đã sẵn lòng hiến hàng trăm mét đất dọc suối Đồng Tiền trị giá hơn nửa tỉ đồng. Tương tự, bà Lê Thị Tý (khu phố Phước Thiện, phường Tân Thiện) đã tự tháo dỡ căn nhà quy mô, giá trị hơn 400 triệu đồng để công trình được thực hiện. Hộ bà Nguyễn Thị Hoa (tổ 2, khu phố Tân Đồng 1, phường Tân Thiện) vừa tự nguyện phá bỏ căn nhà bề thế mà gia đình bà đang sinh sống để hiến đất giúp việc thực hiện Đề án thuận lợi, nhanh chóng.

Theo ghi nhận, có 313 hộ chịu ảnh hưởng trong vùng dự án. Hiện phường Tân Đồng đã giải tỏa đạt 87%, Tân Thiện hơn 60% và Tân Xuân hơn 93%. Lãnh đạo các phường trong vùng dự án cho biết, bên cạnh những hộ tình nguyện sẵn sàng hiến đất, tài sản trên đất, đến nay những hộ dân bị ảnh hưởng lớn, gặp nhiều khó khăn đã kiến nghị lên phường, UBND thị xã xem xét bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đặc biệt là có chính sách tái định cư đối với các gia đình hiến toàn bộ nhà cửa đất đai.

Đức Trí

Ngày 8/4, phiên tòa phúc thẩm xét kháng cáo của bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát), cùng đồng phạm tiếp tục phần tranh luận. Đại diện Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh lần nữa khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm đúng người, đúng tội, không oan sai.

Ngày 8/4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ trao tặng 950 triệu đồng cho 19 hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại hai xã Phi Liêng và Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động này hưởng ứng chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an và UBND tỉnh Lâm Đồng phát động.

Chiều 8/4, tại sân bay quốc tế Yangon, đại diện Bộ Công an Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tiến hành trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa qua.

Ngày 8/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Đinh Quốc Trọng (SN 1992, ngụ xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) và La Thị Tuyết Vân (SN 1982, ngụ phường 6, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) để điều tra về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Chiều 8/4, chuyến bay mang số hiệu VN9711 của Vietnam Airlines đã cất cánh tại sân bay Nội Bài, vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa cứu trợ đến Myanmar. Đây là lô hàng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gửi sang Myanmar nhằm giúp đỡ nước bạn vượt qua hậu quả thảm họa động đất nghiêm trọng vừa xảy ra.

Hiện nay, trên mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Zalo, Livestream) xuất hiện tình trạng một số đối tượng đăng công khai số điện thoại mua sổ BHXH của người lao động (NLĐ) hoặc nhận làm các thủ tục liên quan đến cơ quan BHXH có thu phí cao, một số thủ tục thu phí rất cao.

Ngày 8/4, nguồn tin của phóng viên cho hay, bị can Phạm Thị Lượng, nguyên Phó Chủ tịch huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa bị khởi tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, điều 356, Bộ Luật hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文