Đà Nẵng nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, sẵn sàng ứng phó với bão số 5

17:17 16/09/2020
Chiều ngày 16/9,  Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) TP Đà Nẵng đã ra công điện ứng phó với bão số 5 và mưa lớn.  Qua đó, 1.242 tàu thuyền đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng phối hợp với các địa phương trên địa bàn quản lý liên lạc, kêu gọi trú tránh trước bão số 5 sắp đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung.

Qua đó, hồi 4h ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 118,2 độ Kinh Đông, cách đảo Pa-la-oan (Phi-lip-pin) khoảng 200km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. 

 Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 17/9, vị trí tâm bão ở khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 115,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên): Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh và lốc xoáy. Do ảnh hưởng của bão nên khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, sau tăng lên cấp 9, giật cấp 11.

Biển động rất mạnh. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 18/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam của quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12. Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Do bão số 5 di chuyển nhanh, có khả năng mạnh thêm, gây mưa lớn và có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Đà Nẵng, nên để chủ động đối phó với bão và mưa lớn, UBND TP Đà Nẵng đề nghị các ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp phòng, chống bão.  Theo công điện ứng phó với bão số 5 và mưa lớn do Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hồ Kỳ Minh ký ban hành ngày 16/9. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện thông báo tình hình, diễn biến bão cho nhân dân biết để chủ động ứng phó. Sẵn sàng triển khai phương án phòng, chống bão, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

 Rà soát, kiểm tra các khu dân cư ở những vùng nguy hiểm, trũng, thấp, vùng ven biển, sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét (chú ý khu vực ven biển phường Hòa Hiệp Bắc, vịnh Mân Quang, ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê,…).

1.242 tàu thuyền đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng phối hợp với các địa phương trên địa bàn quản lý liên lạc, kêu gọi trú tránh trước bão số 5 sắp đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung. 

Chuẩn bị sẵn sàng sơ tán nhân dân đến nơi an toàn và lưu ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống COVID-19. Tổ chức chằng chống nhà cửa, nhất là các nhà tạm chờ tái định cư và chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng sơ tán nhân dân và cứu nạn kịp thời ở các khu vực nguy hiểm. Tổ chức neo, đậu lồng bè, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người trên bè khi có ảnh hưởng của bão, mưa, lũ.

 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng đã phát thông tin nghiêm cấm tàu, thuyền ra khơi; tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ và giữ thông tin liên lạc với các tàu, thuyền còn đang hoạt động trên biển; phối hợp với các địa phương và các đơn vị hướng dẫn sắp xếp tàu, thuyền neo đậu an toàn tại khu trú tránh bão âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang.  

Được biết, hiện đã có  1.242 tàu thuyền đã được lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng phối hợp với các địa phương trên địa bàn quản lý liên lạc, kêu gọi trú tránh trước bão số 5 sắp đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung. Có 1.155 tàu đã neo đậu tại bờ; 87 tàu/826 thuyền viên đang hoạt động trên biển (chủ yếu tập trung tại các khu vực: Vịnh Bắc Bộ,  Bắc Hoàng Sa, Tây Hoàng Sa, Đông Bắc Hoàng Sa, Nam Hoàng Sa, vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng).

Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, UBND các quận, huyện và các sở liên quan đến công tác xây dựng chỉ đạo các Chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng khẩn trương tổ chức phòng, chống cho các công trình xây dựng có biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, lưới bao che, hàng rào tôn, cần trục tháp, cẩu và các thiết bị thi công trên cao bảo đảm an toàn trước khi gió, bão (đối với các công trình đang thi công bằng tháp và cẩu phải hạ tháp và cẩu trước khi bão đổ bộ). Phối hợp với UBND các quận, huyện triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang. Thực hiện công tác chằng chống nhà cửa cho các nhà tạm chờ tái định cư.

Sở Xây dựng chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng, khơi thông cống rãnh thoát nước, vận hành các trạm bơm chống ngập ở khu vực nội thành; kiểm tra việc vận hành của tuyến kênh thoát lũ tổng thể xã Hòa Liên bảo đảm an toàn, chống ngập tại khu vực; chỉ đạo Công ty Công viên-Cây xanh khẩn trương thực hiện công tác chằng chống và cắt tỉa cây xanh đường phố, hạn chế ngã đổ.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và có khả năng mạnh thêm. 

Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Đà Nẵng và Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải thường xuyên kiểm tra đánh giá an toàn hồ chứa, phối hợp với các địa phương triển khai phương án phòng, chống lũ các hồ chứa nước, đặc biệt lưu ý hai hồ chứa nước Hòa Trung và Đồng Nghệ. Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng có phương án bảo đảm an toàn điện trong thời gian có bão và nhanh chóng tổ chức khắc phục sự cố điện sau bão.

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng các công trình thu, phát sóng viễn thông, truyền thanh, truyền hình, trụ BTS, pano, bảng quảng cáo rà soát, kiểm tra mức độ an toàn chịu lực, ổn định hiện trạng của công trình; tiến hành các biện pháp gia cố, giằng chống đảm bảo an toàn; tháo dỡ các thiết bị, bộ phận không đảm bảo an toàn khi có mưa bão.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP Đà Nẵng  theo dõi diễn biến của bão số 5 để chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học và rà soát, kiểm tra, có biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống ngã đổ cây xanh trong trường học. Sở Y tế sẵn sàng phương án cấp cứu nạn nhân và phương án cấp cứu lưu động; chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc và hóa chất cần thiết để xử lý môi trường sau thiên tai. Sở Tài nguyên và Môi trường sẵn sàng triển khai phương án xử lý, dọn dẹp môi trường sau mưa, lũ, ngập lụt. Sở Công thương kiểm tra tình hình chuẩn bị lương thực, nước uống, nhiên liệu...

Hoài Thu

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文