Đưa hơn 700 công nhân, sinh viên bị mắc kẹt ở Đà Nẵng về quê

13:27 22/08/2020
 Sáng 22/8, hơn 700 người Quảng Ngãi là lao động, sinh viên bị mắc kẹt tại vùng dịch Đà Nẵng đã được UBND hai thành phố Đà Nẵng và Quảng Ngãi phối hợp đưa trở về địa phương.

Trước đó, ngày 21/8, UBND thành phố Đà Nẵng có Công văn số 5607/UBND-LĐTBXH thống nhất đề nghị của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc hỗ trợ đưa công dân của tỉnh bị mắc kẹt tại Đà Nẵng có nguyện vọng trở về nơi cư trú tại địa phương. 

Ngay trong sáng 22/8, hàng trăm người dân Quảng Ngãi đã tập trung về Quảng trường 29/3 (TP Đà Nẵng) để làm thủ tục... Tất cả đều mang khẩu trang, chấp hành các yêu cầu của lực lượng chức năng trước khi lên xe. 

Ngay trong sáng 22/8, hàng trăm người dân Quảng Ngãi đã tập trung về Quảng trường 29/3 (TP Đà Nẵng) để làm thủ tục y tế và được đón lên xe về quê.

Em Nguyễn L.T (20 tuổi) quê Bình Sơn, Quãng Ngãi chia sẻ: Em là sinh viên của một trường ĐH Đà Nẵng. Khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Đà Nẵng, em cùng một số bạn học thuê trọ đã bị mắc kẹt lại. Rất may mắn, trong thời gian bị mắc kẹt, bọn em không chỉ được cô chủ nhà trọ hỗ trợ miễn tiền thuê phòng trong 1 tháng mà còn được nhận rất nhiều nhu yếu phẩm như gạo, mỳ tôm, rau củ từ Đoàn của trường Đại học và các nhà hảo tâm. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết những sinh viên bị mắc kẹt như em đều có mong muốn và nguyện vọng được về quê Quảng Ngãi với gia đình trong giai đoạn khó khăn, dịch bệnh này…

Cũng chung tâm nguyện như em L.T, em Nguyễn Thanh Tuyền (quê huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), là sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn không giấu được niềm vui nói: Do dịch COVID-19 nên em và các bạn kẹt lại Đà Nẵng, muốn về quê mà không được. Những ngày qua ở KTX nhà trường, em may mắn được sự trợ cấp lương thực, thực phẩm kịp thời của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm. Sáng nay được xe đón về nhà em mừng lắm. 

Trước khi lên xe, các công dân được hướng dẫn khai báo y tế và đo thân nhiệt. Bà L. T.H, quê huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cho hay bà bị mắc kẹt do nuôi con bị bệnh ở TP Đà Nẵng từ cuối tháng 7 đến nay. Khi biết được thông tin chinh quyền TP Đà Nẵng sẽ phối hợp với tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ đưa người dân Quãng Ngãi về quê, bà thực sự cảm kích và vui mừng.  

Ông Trần Tân (quê huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) chia sẻ, ông ra Đà Nẵng làm nghề phụ sửa điện, nước được khoảng 1 tháng thì Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội do dịch COVID-19. Từ đó đến nay, ông Tân chỉ quanh quẩn trong phòng trọ, trong khi thực phẩm ngày càng cạn kiệt. "Hôm nay được về quê tôi rất vui mừng, dù phải cách ly 14 ngày nữa nhưng cũng hơn phải ở đây khi không có công ăn việc làm", ông Tân nói. 


Trung tá Nguyễn Ngọc Thạnh, Phó trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng đoàn tiếp nhận hơn 700 công nhân, sinh viên, người dân của Quảng Ngãi về quê vào sáng 22/8.

Trung tá Nguyễn Ngọc Thạnh, Phó trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ngãi, Trưởng đoàn tiếp nhận hơn 700 công nhân, sinh viên, người dân của Quảng Ngãi về quê vào sáng 22/8, cho biết: "Việc đưa người dân Quảng Ngãi về quê đã được tỉnh lên kế hoạch chuẩn bị từ lâu. Theo đó, tỉnh đã thông báo để người dân có nguyện vọng về quê đăng ký thông tin, lên danh sách thông qua Công an tỉnh. Tất cả các công nhân, sinh viên Quảng Ngãi bị mắc kẹt tại TP Đà Nẵng ngay khi được xét nghiệm SARS-CoV-2 và có kết quả âm tính sẽ được cấp giấy chứng nhận trước khi lên xe về quê. 

Trong sáng 22/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí 29 xe khách 45 chỗ, mỗi xe chở khoảng 25-30 người để đảm bảo giãn cách. Số người đăng ký về trong sáng này là 728 người. Ngoài ra, những công dân đăng ký phát sinh vào sáng này cũng được giải quyết để về. Tỉnh Quảng Ngãi đã chuẩn bị 5 khu cách ly, dự kiến đón được khoảng gần 1.000 công dân để cách ly trong 14 ngày theo quy định.

Chuyến xe đầu tiên rời Đà Nẵng đưa những công nhân, sinh viên của Quảng Ngãi về quê.
Hoài Thu

Những đóng góp của công chúa Huyền Trân với dân tộc và Phật giáo Việt Nam cùng nhiều giai thoại và cả những điểm mờ gây tranh cãi về bà đã tiếp tục được làm sáng rõ hơn tại Hội thảo khoa học “Công chúa Huyền Trân: Cuộc đời và giai thoại”.

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội; giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể.

Với 415/460 (86,64%) đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, chiều 30/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2025 và được thực hiện trong 5 năm.

Sau 12 năm kể từ ngày Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh phê duyệt dự án đầu tư tuyến kè chống sạt lở bán đảo Thanh Đa bằng vốn ngân sách, ngày 12/11 vừa qua, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban Giao thông) đã phải đề nghị Sở GTVT phương án chấm dứt với nhà thầu thi công đoạn 2 và đoạn 4 của dự án là Công ty CP Tập đoàn Anh Vinh…

Ngày 30/11, Viện KSND tối cao ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hình ảnh những người chơi xe đạp dàn hàng ngang chạy xe trên phố đông người, ở ngay cả vào những giờ cao điểm nhất, có lẽ đã không còn quá xa lạ với nhiều người dân ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tương đồng với hình ảnh ấy là những tay chơi xe đạp ngang nhiên chạy vào cao tốc, bất chấp những xử phạt đối với người vi phạm trước đó.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文