Để hài hòa giữa hai dòng mặn - ngọt

09:27 13/03/2017
Hiện nay tại đồng bằng sông Cửu Long, mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất mặn - ngọt... giữa việc trồng lúa và loại hoa màu khác với việc nuôi thủy hải sản nước mặn.


Vài năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những giải pháp quyết liệt ứng phó với hạn, mặn. Các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu cho ra đời các giống cây trồng (chủ yếu là giống lúa) chống chịu với hạn, mặn; nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn được đầu tư mới ở các tỉnh ven biển để ngăn nước mặn lấn sâu vào nội đồng… Tuy nhiên, bên cạnh đó xuất hiện những mâu thuẫn giữa các vùng sản xuất mặn - ngọt...

Trên địa bàn huyện An Biên (Kiên Giang) hình thành 2 vùng sản xuất, gồm: vùng bờ Tây sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm (lúa - tôm) kết hợp phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng phòng hộ; vùng bờ Đông quy hoạch sản xuất 2 vụ lúa/năm.

Những năm gần đây, trồng lúa ở vùng bờ Đông khó khăn, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp. Giá lúa thấp, lợi nhuận ít, bấp bênh, thiếu bền vững; đồng thời giá trị kinh tế của con tôm so với lúa cao gấp nhiều lần. Vì thế, nhiều hộ nông dân tự phát chuyển đổi đất trồng lúa sang nuôi tôm trong nhiều năm qua.

Cụ thể, vùng ven sông Cái Lớn của 2 xã Hưng Yên, Đông Yên hiện đã chuyển đổi sang nuôi tôm trên 2.000ha, vùng tranh chấp “tôm - lúa” Đông Thái trên 300ha. Sức hút nuôi tôm lớn hơn trồng lúa, khi những hộ nuôi tôm ven sông Cái Lớn trúng đậm mùa tôm.

Hay như xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau) có 1.100ha quy hoạch sản xuất lúa 2 vụ/năm. Vụ đầu, vào mùa mưa, bà con thu hoạch được vài chục giạ/công (1.000 m²). Nhưng vụ sau thường thất do nắng hạn sớm, độ mặn nước tăng cao.

Thời gian qua, nhiều nông dân sản xuất lúa 2 vụ trên địa bàn xã An Xuyên gửi đơn đến cơ quan chức năng khiếu nại một số hộ dân tự ý đưa nước mặn vào đất trồng lúa để nuôi tôm.

Ruộng ở xã An Xuyên, TP Cà Mau (Cà Mau) được chuyển sang nuôi tôm.

Bà Châu Thị Trinh (ấp Tân Thời) cho biết: “Một số người phá đập, cho nước mặn từ kênh ông Đại vào ruộng lúa để nuôi tôm, khiến ruộng xung quanh bị nhiễm mặn, sao lúa sống được”. Đi dọc theo các tuyến đường từ TP Cà Mau về huyện U Minh, Thới Bình, Trần Văn Thời… dễ dàng bắt gặp những vuông nuôi tôm - trồng lúa “quá giới hạn” so với qui hoạch vùng ngọt hóa…

Còn tuyện Cù Lao Dung - huyện có thế mạnh là vùng nguyên liệu mía của tỉnh Sóc Trăng với trên 8.000 ha. Trước đây, cây mía từng đồng hành với người nông dân đất cù lao này hàng chục năm qua. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, giá mía xuống thấp, chi phí sản xuất cao, vật tư nông nghiệp cứ tăng liên tục khiến nông dân trồng mía không còn lãi như trước. Vì vậy, nhiều bà con đã phá mía chuyển sang nuôi tôm.

Những hộ không có vốn thì cho thuê ruộng trồng mía để những hộ có điều kiện đào ao nuôi tôm với giá cho thuê trên 50 triệu đồng/ha/năm. Theo bà con, cho thuê như thế vừa khỏe, vừa có thu nhập cao hơn trồng mía (?!).

Vài năm gần đây, ĐBSCL đã có những giải pháp quyết liệt để đối phó, thích ứng với hạn - mặn. Các nhà khoa học tích cực nghiên cứu cho ra đời các giống cây trồng (chủ yếu là lúa) chống chịu được với mặn.

Nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn được đầu tư mới ở các tỉnh ven biển để ngăn dòng nước mặn lấn sâu vào nội đồng. Các nghiên cứu, công trình thủy lợi này phần nào đã giúp nông dân giảm thiệt hại. Tuy nhiên, cần nhìn nhận những mâu thuẫn vẫn đang đan xen giữa các vùng sản xuất.

Tình trạng này xảy ra không phải cá biệt ở Kiên Giang, Cà Mau: Khi người nuôi tôm (nước mặn) và trồng lúa (nước ngọt) có ruộng kề nhau đang gây ra những thiệt hại nặng, dẫn đến những xung đột gay gắt.

Đây là những xung đột mà chính quyền chỉ có thể can thiệp bằng quy hoạch sản xuất cụ thể. Mới đây, tỉnh Hậu Giang đã có cách giải quyết hợp lý đối với những hộ dân sản xuất ngoài vùng đê bao ngăn mặn.

Cụ thể, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, là nơi chịu mặn xâm nhập từ hai hướng Biển Tây và Biển Đông. Nhiều nông dân khá thành công khi thả tôm nuôi mùa nước mặn xâm nhập. Tỉnh huy động các nhà khoa học, ngành nông nghiệp liên tục họp dân tìm mô hình sản xuất thích nghi với BĐKH. Qua đó, người dân thống nhất chuyển từ sản xuất thuần lúa sang mô hình lúa - tôm.

Theo tính toán của bà con đang áp dụng mô hình, chi phí đầu tư tôm - lúa từ 18-20 triệu đồng/ha, sản lượng thu hoạch từ 300-350 kg/ha, giá bán trung bình từ 160.000-180.000 đồng/kg, doanh thu đạt 48-63 triệu đồng/ha.

Anh Lâm Tùng Hiếu (ngụ An Minh, Kiên Giang) cải tạo ruộng lúa chuyển sang nuôi tôm.

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, đối với các tỉnh quy hoạch vùng sản xuất tôm - lúa cần hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đồng bộ, đảm bảo điều tiết nguồn nước phục vụ nuôi tôm, trồng lúa theo từng vùng, tiểu vùng trên cơ sở quy hoạch chung. Chủ động kiểm soát, quản lý nguồn nước, nồng độ mặn và chất lượng nước theo yêu cầu sản xuất tôm - lúa.

Đối với nông dân vùng sản xuất tôm - lúa, cần trang bị những kiến thức, thay đổi dần tập quán sản xuất truyền thống bằng phương pháp sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất tôm, lúa.

Giữ tính bền vững liên hoàn của mô hình sản xuất tôm - lúa, không chạy theo lợi nhuận con tôm khi có giá cao trên thị trường, mà phá vỡ mô hình làm phát sinh nhiều hệ lụy bất lợi…

Đức Văn

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文