Đến bao giờ mới hết cảnh “mưa là ngập”

12:48 26/05/2017
Những ngày qua, tại TP Hồ Chí Minh, mưa lớn liên tiếp kéo dài khiến nhiều tuyến đường ngập nặng, nhà dân bị nước tràn vào gây hư hại tài sản; người lưu thông trên đường khổ ải khi điều khiển phương tiện lăn bánh trong mưa lại bị ùn tắc.


Nỗi khổ này khiến nhiều người dân bức xúc bởi chỉ mới vào đầu mùa mưa nhưng mọi sinh hoạt, công việc của họ bị xáo trộn chỉ vì liên tục tái diễn cảnh… “mưa là ngập” (!)

Tình trạng mưa lớn gây ngập đường giờ đây trở thành thực trạng đáng ngại của cả thành phố chứ chẳng riêng một quận nào. Cơn mưa chiều 24-5, những tuyến đường lớn đã trở thành “con đường đau khổ” khi người dân đi làm về bắt buộc phải qua.

Hình ảnh người dân khổ sở khi ra đường lúc trời mưa lớn.

Tại đường Phan Huy Ích (đoạn giữa Tân Bình và Gò Vấp), có đoạn ngập sâu hơn 0,5m, lút bánh xe gắn máy. Hàng trăm xe chết máy bì bõm lội trong dòng nước lạnh buốt và hôi hám. Những nhà dân tại khu vực này mới khổ sở khi các phương tiện lớn lưu thông trên đường cố tình chạy nhanh để thoát điểm ngập, vô tình tạo ra sóng đánh tràn nước vào nhà.

Hình ảnh người dân đẩy xe bì bõm lội nước, té ngã, nước tràn vào nhà cũng là hình ảnh dễ thấy trong và sau cơn mưa xảy ra tại các tuyến đường: Nguyễn Xí, Nguyễn Hữu Cảnh, Phạm Văn Đồng (Bình Thạnh), Dương Quảng Hàm, Lê Đức Thọ (Gò Vấp), Hồ Học Lãm (Bình Tân). Đáng chú ý nhất là khu vực quận Thủ Đức, đường Võ Văn Ngân, Đặng Văn Bi (Thủ Đức) hay Lê Văn Việt (quận 9), nước ngập đường chảy cuồn cuộn. Tuyến xa lộ Hà Nội - cửa ngõ phía đông thành phố, nước ngập mênh mông khiến người điều khiển phương tiện vừa đẩy xe chết máy vừa lạnh, vừa run vì sợ bị té ngã gặp nạn khi các phương tiện lớn lao qua.

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nước mưa trên đường không thể thoát sau cơn mưa là do nhiều công trình lấn chiếm dòng kênh rạch, cửa xả, hệ thống cống bị rác thải gây tắc nghẽn lối thoát nước khiến nước trên đường dâng cao nhưng rút chậm. Chính nguyên nhân này mà UBND thành phố đã yêu cầu xử lý những công trình lấn chiếm hệ thống thoát nước, lên phương án nạo vét kênh rạch, tuyên truyền người dân không xả rác, lắp chặn các miệng thu nước và đẩy nhanh tiến độ những công trình thoát nước.

Theo khảo sát, TP Hồ Chí Minh còn tồn tại 59 trường hợp công trình xây dựng lấn chiếm cửa xả trên 23 tuyến đường, lấn chiếm gần 500 hầm ga, 13,9km cống, 61 vị trí kênh rạch bị lấn chiếm. Các vị trí lấn chiếm trên tồn tại ở các quận Tân Bình, Gò Vấp, Nhà Bè, Bình Thạnh, Thủ Đức quận 2, 4, 7, 9 và 12.

Vào thời điểm đầu mùa mưa năm nay, TP Hồ Chí Minh còn tồn tại 40 điểm ngập do mưa và 9 điểm ngập do triều cường. Ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước của thành phố cho biết Trung tâm đã đề xuất đầu tư 2.971 tỷ đồng cho công tác chống ngập trong năm 2017. Trong đó, khoảng 2.000 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 51 dự án chống ngập, và 971 tỷ đồng sẽ dùng để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng, vận hành hệ thống chống ngập hiện hữu.

Theo các chuyên gia, còn nhiều nguyên nhân khiến “mưa là ngập” mà người dân thành phố nghe nhiều đến mức đã nằm lòng. Đó là hệ thống cống trên địa bàn thành phố cũ kỹ và nhỏ so với lưu lượng nước thực tế, lại bị ảnh hưởng do rác thải nên nước không thể thoát. Bên cạnh đó là nguyên nhân  đô thị ở thành phố bị “bê tông hóa”, nước mưa không thể thẩm thấu vào đất gây ngập. Tình trạng lấn chiếm kênh rạch vẫn tồn tại và tiếp tục xảy ra. Trong khi đó, nhiều dự án chống ngập, chống triều triển khai chưa hoàn thành, chưa vận hành.

“Người dân chúng tôi giờ muốn lựa chọn khác cũng không được mà phải chấp nhận sống chung với ngập. Không biết đến bao giờ đây?”, anh Nguyễn Văn Út, nhà trên đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, chia sẻ nỗi niềm sau cơn mưa…

Nghinh Phong

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

Một quan chức cấp cao tại bang Baja California (Mexico) hôm 4/5 thông tin, các thi thể được tìm thấy dưới một đáy giếng ở khu vực Ensenada của bang này rất có thể là của các vận động viên lướt sóng quốc tịch Mỹ và Australia, vốn được thông báo mất tích hồi tuần trước. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文