Độc đáo chợ cỏ vùng Bảy Núi

15:28 27/09/2016
Vào mùa mưa lũ, nguồn cỏ cho bò ăn bị hạn chế, nên nhiều người dân xã Ô Lâm, huyện Tịnh Biên (An Giang) đã linh hoạt bỏ công đi cắt cỏ ở các vùng lân cận tập kết về bán tại một bến sông. Gần 20 năm qua đã hình thành nên nét độc đáo riêng của vùng Bảy Núi, đó là chợ cỏ Ô Lâm.

Chợ họp quanh năm, nhưng đông đúc nhất là vào mùa lũ. Nằm cạnh tuyến kênh Ninh Phước, hàng ngày cứ khoảng 11h trưa, có hàng chục ghe, xuồng từ khắp các vùng lận cận cập bến với đầy cỏ. Còn trên bờ thì đủ các loại xe, như: gắn máy, ba bánh, xe bò, xe ngựa… chủ yếu đến mua cỏ. 

Ghi nhận tại chợ cỏ đa phần là đồng bào Khmer. Đặc biệt, tại chợ không ai trả giá hay khen chê, tất cả đều thuận mua vừa bán với mức giá định sẵn 10.000 đ/3 bó (5kg). Cảnh mua bán vui vẻ, hòa đồng, chân chất như chính món hàng của họ.

Tiểu thương bán cỏ tại chợ, chủ yếu là đồng bào Khmer.

Anh Chau Si Na (42 tuổi, ngụ ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), cho biết: “Cứ khoảng 3 giờ sáng, vợ chồng tôi cùng đứa con trai út thức dậy nấu cơm đem theo. Hôm nào có cỏ thì cắt đồng gần, hôm nào “cạn” cỏ thì chạy ghe đến tận nông trường tràm Hòn Đất, Giang Thành, Đầm Chích (Kiên Giang) để cắt. Số lượng cỏ cắt được mỗi buổi dao động từ 80 đến 120 bó/buổi/2 người. Mệt lắm, nhưng tính ra mình chỉ lao động có một buổi, còn một buổi ở nhà coi bò, vừa chăm sóc ruộng rẫy. Chủ yếu là lấy công làm lãi, mỗi ngày trừ hết chi phí còn được mấy trăm ngàn”.

Chị Neang Phương (ấp Phương Bình, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn), cho biết: “Ở đây bà con nuôi bò như là nghề truyền thống, những cánh đồng cỏ dành cho bò ăn ngày càng thu hẹp. Mùa nước nổi đồng ngập nước cỏ càng khan hiếm hơn. Nhà tôi nuôi 3 con bò, mỗi ngày tranh thủ đi cắt những đồng gần nhà được một ít, còn lại là phải mua (khoảng 30.000 đ/ngày)”.

Còn ông Chau Rắc (79 tuổi, cùng ở xã Ô Lâm), cho biết: “Nhà tôi gần cái chợ cỏ này, nhờ nó mà giúp cho đông đảo người Khmer ở vùng Bảy Núi có công ăn việc làm ổn định. Đa số các hộ nuôi bò trong mùa nước nổi đều phải mua cỏ. Nhà tôi nuôi 2 con bò, mỗi ngày mua từ 8 -10 bó cỏ. Ít nhất hai, ba tháng nữa mới đỡ phải mua cỏ”. 

Đáng chú ý, chợ cỏ hình thành và tồn tại gần 20 năm nay, nhưng chưa bao giờ cỏ bị “ế”. Cũng theo ông Chau Rắc, đa phần người theo nghề cắt cỏ là những hộ không có nghề nghiệp, không vốn nên bỏ công ra đi cắt về bán lại kiếm thêm thu nhập. Một số khác thì đi cắt cho bò ăn nếu dư thì đem ra chợ cỏ bán kiếm thêm tiền mua gạo. “Thấy vậy, chứ cái nghề này cũng nguy hiểm, rắn rết đủ loại, rồi “nước độc rừng thiêng”… năm trước có người đi cắt cỏ bên Kiên Giang, bị nước cuốn chết” – ông Chau Rắc, cho biết.

Cảnh mua bán vui vẻ, hòa đồng, chân chất như chính món hàng của họ.

Được biết, riêng ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm có khoảng  800 hộ dân (gần 100 hộ nghèo), đa phần bà con là người Khmer. Việc cắt cỏ về bán ở Ô Lâm được xem là mô hình làm ăn mùa nước nổi ở vùng Bảy Núi. Nhờ có chợ cỏ Ô Lâm mà nhiều lao động trong các phum, sóc của xã có thêm việc làm, cải thiện thu nhập gia đình trong thời gian chờ thu hoạch lúa.

Chợ cỏ ngoài việc phục vụ nguồn thức ăn cho vật nuôi, đây được xem là cách linh hoạt trong mưu sinh của người dân vùng Bảy Núi, cỏ là một loại thực vật được xem như “phế thải”, cần phải tiêu diệt để bảo vệ mùa màng thì nay lại trở thành “nồi cơm” của người dân xã Ô Lâm.

Trần Lĩnh

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, sáng 9/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, vừa hoàn tất thủ tục tiếp nhận 3 trường hợp nguyên Đội trưởng quản lý bảo vệ rừng thuộc Vườn Quốc gia Phú Quốc đến đầu thú, giao nộp số tiền đã nhận hối lộ.

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/5 (giờ địa phương) nhấn mạnh sẽ không cung cấp vũ khí tấn công mà Israel có thể sử dụng để tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Rafah, thành phố ở phía Nam Gaza, vì lo ngại cho sự an toàn của hơn 1 triệu thường dân đang trú ẩn ở tại đây.

Những đứa trẻ chúng tôi gặp ở Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đều mang trên mình nỗi đau căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) – căn bệnh phải truyền máu và uống thải sắt suốt đời. Nhiều người không được phát hiện và điều trị sớm xương mặt đã biến dạng. Điều đáng buồn là mỗi năm Việt Nam có khoảng 8.000 trẻ chào đời mắc căn bệnh này.

Hành trình tìm kiếm vé dự Olympic Paris 2024 của đội đấu kiếm Việt Nam đã dừng lại vào cuối tháng 4 vừa qua sau vòng loại Olympic Paris 2024 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Không có tuyển thủ Việt Nam giành vé tham dự Olympic 2024 từ vòng tranh vé này đồng nghĩa đấu kiếm Việt Nam thêm một lần hụt bước, lỡ hẹn với đấu trường Olympic.

Mưa rào và dông, cục bộ mưa to được dự báo diễn ra ở Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh thành miền Bắc trong ngày hôm nay, lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nam Bộ ngày nắng nóng, nhiệt trên cao trên 36 độ C.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文