Ga Long Biên "trăm tuổi" thay áo mới đẹp đến ngỡ ngàng

10:53 04/09/2019
Sau một thời gian được cải tạo nâng cấp, ga Long Biên (Hà Nội) đã lột xác hoàn toàn với diện mạo mới khang trang, hiện đại...

Những ngày gần đây nhiều người dân Thủ đô ngỡ ngàng khi chứng kiến một diện mạo hoàn toàn mới của ga Long Biên.
Theo thông tin tìm hiểu thì được biết, ngày 20-2-2019, công trình “Sửa chữa nội ngoại thất ga Long Biên” đã được bắt đầu và cơ bản hoàn thành vào 20-7-2019 vừa qua. Đây là đợt sửa chữa lớn đầu tiên của ga tàu này tính từ năm 1997 đến nay.
Cụ thể ga Long Biên được cải tạo mặt đứng phía đường bộ và đường sắt theo phong cách kiến trúc Tân cổ điển xu hướng Pháp, đáp ứng thẩm mỹ Kiến trúc và công năng sử dụng.
Sau quá trình trùng tu cải tạo, ga Long Biên chính thức hoạt động trở lại vào cuối tháng 8-2019.
Về nội thất bên trong, nhà ga được thay toàn bộ cửa đi, cửa sổ có kích thước phù hợp, lắp đặt mới hệ thống trần, đèn chiếu sáng...
Các quầy bán vé cũng được ốp gỗ lim tạo ra vẻ sang trọng cho nội thất bên trong ga.
Hệ thống biển báo chỉ dẫn, tên ga, bảng thông báo LED điện tử cũng được trang bị cho ga sau khi cải tạo.
Khu vực bên trong ga sau khi được cải tạo trở nên khang trang hơn đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại của hành khách.
Do địa hình hẹp nên cửa ra vào ga Long Biên dành cho hành khách đi tàu rất độc đáo. Cửa chính được gắn biển Ga Long Biên quay ra đường dẫn lên cầu theo hướng thuận từ phía Gia Lâm vào Hà Nội và nằm về phía tay phải của đường sắt theo hướng đi về phía ga Hà Nội. Còn cửa phụ là một cầu thang với 23 bậc được xây bằng đá xẻ.
Ga Long Biên đi vào hoạt động từ năm 1902, tính tới nay đây là một trong không nhiều những công trình giao thông "100 tuổi" của Thủ đô. 
Mỗi ngày ga Long Biên đón khoảng 28 chuyến tàu qua lại. Là một địa điểm lịch sử của  Hà Nội, sau khi được cải tạo ga Long Biên được kỳ vọng sẽ là một nơi thu hút khách du lịch mỗi khi đặt chân tới Thủ đô.

Ngọc Bình (Ảnh)

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文