Gần 10 người thương vong và mất tích, đường sắt và đường bộ ở Khánh Hòa tê liệt

13:21 18/11/2018
Mưa lũ suốt đêm qua đến sáng nay đã khiến cho nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt ở Khánh Hòa tệ liệt, ít nhất đã có 10 người thương vong và mất tích


Ông Lê Hồng Sơn – Phó Giám đốc Chi nhánh vận tải đường sắt Nha Trang cho biết, mưa lớn kéo dài suốt đêm đến sáng đã khiến cho tuyến đường sắt xuyên Việt vào ga Nha Trang đã phải phong tỏa từ 10h sáng ngày 18-11. 

Mưa trút nước xối xả với lưu lượng lớn kết hợp nước từ các sườn núi phía tây đổ xuống đã khiến cho nhiều lý trình đường sắt qua khu Lương Sơn – Nha Trang thuộc địa phận TP Nha Trang; Cây Cầy – Nha Trang, Suối Cát – Ngã Ba thuộc địa phận huyện Cam Lâm bị ngập nước tại nhiều cung đoạn. 

Nhiều đoàn tàu khách, tàu hàng phải dừng lại tại các ga xe lửa Ninh Hòa, Phong Thạnh, Lương Sơn, Nha Trang, Cây Cầy, Ngã ba để chờ nước rút, trong đó có nhiều vị trí sạt lở, trong đó tại lý trình km 1294 đến 1295 bị hư hỏng nền đường sắt. 

Công ty CP đường sắt Phú Khánh đã huy động hơn 100 công nhân cùng với nhiều phương tiện xe cơ giới chuyên dụng đào, múc đất đá đến hiện trường để tập trung khắc phục sự cố, tuy nhiên đến trưa cùng ngày có nhiều vị trí chưa thể tiếp cận được.

Nhiều đoàn tàu phải dừng lại ở các ga dọc tuyến đường sắt phía Bác và Nam ga Nha Trang

Trong một diễn biến có liên quan, mưa lũ ngập tràn nhiều cung đoạn trên đường quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa, mực nước ở đoạn đường qua địa phận Cam Nghĩa, TP Cam Ranh có nơi ngập sâu 0,5 -1m khiến nước tràn ngập nhiều căn nhà ven đường, nhiều cung đoạn quốc lộ 1A qua địa phận huyện Cam Lâm cũng bị ngập nước. 

Nhiều tuyến đường phố ở nội thành Nha Trang ngập lụt

Từ cửa ngõ phía Tây, phía Bắc TP Nha Trang, các tuyến đường 23-10, 2-4 kết nối với trung tâm nội thành ngập lụt nhiều đoạn, ở cửa ngõ phía Đông Nam Nha Trang, nước mưa từ những dãy núi trút xuống ào ạt khiến cho đất đá sạt lở rơi xuống cung đường đèo Cù Hin trên đại lộ Nguyễn Tất Thành ở xã Phước Đồng, TP Nha Trang.

 Trao đổi với PV Báo CAND lúc 12h15’ trưa ngày 18-11, ông Nguyễn Thanh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang xác nhận, mưa lũ đã gây sạt lở, sập đổ toàn bộ phần hậu sau quán ẩm thực Hà Nội Tiến Huyền ở 14 Tôn Thất Tùng, phường Vĩnh Thọ khiến cho 2 người tử nạn, trong đó có chủ quán và 1 thực khách đang ăn sáng và 5 người khác bị thương.  

Tại tổ dân phố 2 Trường Sơn, phường Vĩnh Trường, đất đá từ núi Chụt sạt lở khiến cho 4 căn nhà sập đổ, 5 người may mắn thoát chết khi người dân địa phương khẩn trương cứu nạn, 3 người còn lại đang mắc kẹt phía sau đống đổ nát và ít nhất 8 người bị thương đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cấp cứu. 

Tại thôn Thành Phát, xã Phước Đồng ít nhất đã có 4 căn nhà sập đổ do sạt lở núi, thông tin chưa chính thức từ người dân địa phương có 1 người tử nạn và nhiều khả năng còn có người bị vùi lấp dưới đất đá.

Công an TP Nha Trang và Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Khánh Hòa tiếp cận hiện trường những vụ sạt lở, sập đổ đất đá ở Nha Trang để cứu nạn - cứu hộ

Thượng tá Phan Văn Cường – Trưởng phòng tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ sáng sớm ngày 18-11, hơn 100 CBCS Cảnh sát PCCC đã được huy động xuống hiện trường những nơi xảy ra sạt lở đất đá ở phường Vĩnh Thọ, phường Vĩnh Trường và xã Phước Đồng, TP Nha Trang phối hợp cùng bộ đội và dân quân địa phương khẩn trương triển khai phương án cứu nạn, đến trưa cùng ngày đã có 3 người dân được Cảnh sát PCCC giải cứu ra khỏi hiện trường những căn nhà sập đổ.

 Đến 13h10’ chiều cùng ngày, hơn 30 CBCS Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Khánh Hòa vẫn đang dầm mình trong mưa để đào bới những đống đất đá ở núi Chụt, phường Vĩnh Trường và thôn Thành Phát, xã Phước Đồng để tìm kiểm, giải cứu nạn nhân mất tích.


Hữu Toàn

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文