“Nuôi” con chữ nơi tâm lũ Đà Bắc

17:52 24/10/2017
Đã hơn chục ngày kể từ thời điểm trận lũ lịch sử tràn qua địa bàn huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Những dấu vết mà nó để lại còn hiện rõ trên những vạt đồi, những con đường liên xã. Nhiều ngôi trường, phòng học chỉ sau một đêm, đã bị lũ dữ vùi dập đến rúm ró, tan hoang. Sự học của các em học sinh nơi rẻo cao Đà Bắc vốn gặp khó khăn, nay càng khó khăn bội phần.


Tỉnh lộ 433 dẫn qua địa bàn các xã của huyện Đà Bắc: Cao Sơn, Đoàn Kết, Yên Hòa, Đồng Ruộng… thật khó đi. Đất, đá ngổn ngang. Đường bê tông nhiều đoạn hở miệng toang hoác. 

Những ngày qua, trẻ học tại Trường Mầm non Đoàn Kết (thuộc xóm Cang, xã Đoàn Kết – Đà Bắc) phải nương nhờ điểm trường Tiểu học Đoàn Kết. Ngôi trường vốn trông giữ cho hơn 100 trẻ này giờ ngưng hoạt động. Cổng, sân trường, đất, đá ngập cao đến hơn 1m. 

Thượng úy Bùi Văn Tuấn, cán bộ Đội Xây dựng phong trào và Phụ trách xã về an ninh trật tự, Công an huyện Đà Bắc, người có 5 năm gắn bó với công việc phụ trách xã Đoàn Kết, Yên Hòa, Đồng Ruộng, Trung Thành… bàng hoàng khi nhắc đến trận lũ mới quét qua địa bàn. 

Thượng úy Tuấn bảo rằng, đây là trận lũ lịch sử. Nó gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản. Không ít trang thiết bị học tập, phòng học sau một đêm đã không còn.

Bên trong lán trại dã chiến – khu vực học tạm của các em học sinh điểm trường xóm Nhạp.

Địa hình hiểm trở, nhiều nơi nằm cách xa trung tâm huyện đến cả 100km, nên nhiều em học sinh Trường Trung học Phổ thông Yên Hòa đã đăng ký học nội trú. Sau đêm 9, rạng sáng 10-10, khi lũ quét tràn về, để đảm bảo an toàn, nhà trường đã thông báo cho các em học sinh nghỉ học. 

Trở lại trường sau 1 tuần nghỉ học, em Lò Trung Đông, học sinh lớp 10A1, nhà ở xóm Cang (xã Đoàn Kết) ngơ ngác trước hình ảnh bờ tường bao quanh ngôi trường mình đang theo học bị đổ sập từ lúc nào. Đông nói, sau khi lũ rút, thầy chủ nhiệm có gọi điện báo em trở lại trường, bố mẹ em đã đưa em tới đây. 

Trò chuyện với thầy Định Văn Tuấn, giáo viên bộ môn Sử - Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, chúng tôi được biết, do nhà xa, nên có hơn 90% giáo viên đang giảng dạy ở trường ở lại nhà tập thể. Đêm đấy chứng kiến lũ về, thầy Tuấn và các thầy cô nhà trường không muốn tin những gì mình thấy là sự thật. Trận lũ này tàn phá gấp nhiều lần so với trận lũ năm 2007. 

Thầy Tuấn tâm sự, nhà trường có 11 lớp với 320 em học sinh là con em các dân tộc thiểu số: Mường, Tày, Dao… theo học. Sau khi nước rút, nhà trường đã huy động giáo viên dọn dẹp vệ sinh, cùng cán bộ y tế phun, khử trùng tiêu độc, sắp xếp lại bàn ghế, đón các em trở lại trường. Đến nay, hầu hết các em đã lên lớp trở lại, nhưng một số em vì ở các địa bàn bị cô lập, giao thông chia cắt, nên chưa thể đến trường được. Đối với những trường hợp này, nhà trường sẽ tạo điều kiện tối đa, tổ chức học bù cho các em.

Các em học sinh tiểu học - điểm trường xóm Nhạp học tạm trong lán trại dã chiến trên đồi Tân Hương (xã Đồng Ruộng).

Mưa lũ qua đi, khó khăn chất chồng khó khăn. Cô giáo Bùi Thị Năm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Yên Hòa (xã Yên Hòa) đôi mắt thất thần nhìn đống bùn, đất nhão nhoét trong sân trường, trên các dụng cụ học tập, đồ chơi. Với cô cũng như các thầy cô trong trường, những ngày qua, khi lũ dữ kéo theo đất, đá cuồn cuộn đổ vào trường là quãng thời gian cơ cực. Lũ dữ khiến hơn 160 trẻ trong gần 2 tuần qua không được đến trường. Nay, nhờ có các tổ chức đoàn thể trong xã và các cán bộ Công an, Bộ đội giúp đỡ, hàng trăm mét khối đất, đá đã được dọn. 

“Chỉ ít ngày nữa, chúng tôi sẽ đón các cháu trở lại trường. Mưa lũ thật ác nghiệt!”, cô Năm tiếp lời.

Có đến Đà Bắc mới thấy được sự vượt khó, “nuôi” con chữ của thầy trò nơi đây. Do đường liên xã, liên xóm bị chia cắt, rồi điểm trường bị sạt lở, vùi sâu trong bùn đất nên nhiều em học sinh phải học nhờ ở các hộ dân, trong các lán trại dã chiến. Do đường bộ dẫn đến trung tâm xã Đồng Ruộng ngổn ngang đất đá, nên để đến được điểm trường Tiểu học Đồng Ruộng ở xóm Nhạp, từ bến Hạt (xã Yên Hòa), chúng tôi phải mất gần 2 giờ đồng hồ đi đò qua dòng sông Đà đang cuộn chảy. Lán trại dã chiến - nơi 11 em học sinh điểm trường xóm Nhạp (Trường Tiểu học Đồng Ruộng) đang theo học nằm trên quả đồi Tân Hương. 

Cô Lường Thị Huyến, giáo viên chủ nhiệm lớp ghép “1 và 3” cho biết, trận lũ vừa qua đã cuốn phăng 25 căn nhà cùng điểm trường xóm Nhạp. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của Công an huyện, Huyện đội Đà Bắc cũng như các cơ quan chức năng, điểm trường xóm Nhạp được dựng tạm tại nơi này. 

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng quyết “không để sự học các em học sinh bị gián đoạn”, những ngày qua, cô cùng đồng nghiệp là thầy Đinh Văn Thụ, cô Sa Thị Thu trực tiếp có mặt ở đây gieo con chữ cho các em học sinh. 

“Thiếu thốn nhất giờ là điện lưới. Không có điện lưới nên hằng ngày, để có thêm ánh sáng, chúng tôi phải sử dụng đèn tích điện. Bên cạnh đó, do mưa lũ tràn cuốn phăng nhà, sách vở, đồ dùng học tập bị thất lạc cũng đang khiến các em gặp khó khăn khi lên lớp”, cô Huyến chia sẻ.

Lên đò, chúng tôi trở lại trung tâm huyện Đà Bắc trong ráng chiều đang sẫm lại. Hình ảnh em Bùi Văn Liêm, học sinh lớp 3, ở xóm Nhạp cùng các bạn chăm chú nghe cô Huyến giảng bài trong lán trại dã chiến cứ thế dội về trong tôi. Mong sao khó khăn sẽ nhường chỗ cho sự hiếu học của các em học sinh nơi đây.

Chiều 23-10, trao đổi với PV Báo CAND, bà Ngô Thị Oanh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình cho biết, sau khi trận lũ tràn qua địa bàn huyện Đà Bắc gây thiệt hại nặng nề cho cuộc sống của bà con, Sở đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đà Bắc cùng các nhà trường triển khai các biện pháp phòng tránh, đối phó, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra; chủ động cho các em học sinh nghỉ học, phòng ngừa nguy cơ mất an toàn xảy ra. 

Đến nay, bên cạnh một số điểm trường bị sạt lở đang phải học tạm ở nhà dân, ở lán trại, hầu hết hoạt động giảng dạy tại các trường đã ổn định trở lại dẫu cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn. Đối với những điểm trường, trường học bị sạt lở, tới đây, Sở sẽ rà soát, phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành tu sửa, khắc phục.

Nguyễn Hưng – Trần Huy

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文