Gặp “hiệp sĩ” cứu người giữa biển khơi

09:23 11/01/2020
Tôi về Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị) vào một ngày giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, khi bà con ngư dân ở đây đang tất bật với chuyến ra khơi cuối cùng của năm cũ để kịp trở về dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón năm mới.

Ngồi khâu lại những mắt lưới bị rách đứt, lão ngư Mai Văn Dũng, người mà bà con ở đây thường gọi là “hiệp sĩ biển khơi”, có nước da sạm đen, người nhỏ nhắn, không vạm vỡ như tôi từng nghĩ… 

Hỏi chuyện cứu người trên biển, ông vừa vá lưới vừa nhìn ra biển, giọng đượm buồn nói rằng, bố của ông cũng là một ngư dân dạn dày sóng nước. Nhưng cách đây 35 năm, trong một chuyến ra khơi, không may bị chìm thuyền nên đã cùng với 5 bạn thuyền khác nằm lại với biển khơi. 

“Tui khi đó 12 tuổi, đến 5 năm sau thì nối nghiệp cha, do hoàn cảnh gia đình không có người trụ cột, kinh tế khó khăn. Tui phải bỏ lại việc học để mưu sinh, phụ giúp mẹ và các em còn nhỏ. Đến bây giờ, tui đã 30 năm gắn bó với nghề biển, bên cạnh việc áo cơm, tui lúc nào cũng đau đáu cho sự an toàn của bà con trên biển”. 

Sau nhiều năm mưu sinh bằng con thuyền công suất nhỏ của gia đình, năm 1997, ông trở thành thuyền viên tham gia đội tàu đánh bắt xa bờ của thị trấn biển Cửa Việt. Hai năm sau đó ông trở về tự gom vốn mua một con tàu có công suất trung bình để vươn khơi. 

Rồi cách đây 6 năm, ông đầu tư đóng mới được một con tàu lớn với công suất 700CV. Mỗi năm có tới 8 tháng, ông cùng các thuyền viên có mặt khắp các vùng biển Hoàng Sa, Vịnh Bắc Bộ, đảo Cồn Cỏ để buông lưới nhùng đánh bắt cá ngừ, cá thu. Mỗi chuyến đi thường kéo dài 2 tuần lễ. 

Ông bảo: “Nghề biển thì chuyến được, chuyến mất. Cũng có nhiều chuyến biển, tàu tui bị tàu nước ngoài cắt và cướp mất lưới nhưng không vì thế mà mình nghỉ đi biển. Đã là ngư phủ thì biển là vườn nhà, mình vừa kiếm kế mưu sinh trên đó vừa giữ gìn chủ quyền biển đảo của Tổ quốc mình”.

Ông Dũng đang tranh thủ vá lưới chiều cuối năm.

“Nghề đi biển, chuyện gặp nạn trên biển thi thoảng xảy ra. Với bà con chúng tôi, bất cứ lúc nào, đang làm gì trên biển, nghe đâu có hoạn nạn là tức tốc chạy đến. Lằn ranh sống và chết trước biển rất mong manh; việc cứu người vì thế phải rất khẩn trương, phải tính bằng giây chứ không thể bằng phút, bằng giờ được”, ông chia sẻ thêm và kể lại một kỷ niệm cứu người: “Vào trung tuần tháng 11-2019, khi tui và các bạn thuyền đang buông lưới ở gần khu vực đảo Cồn Cỏ thì nhận được tin báo qua bộ đàm có tàu anh Lê Hồng Nhung, quê ở Nghệ An đang gặp nạn, tàu bị cháy. 

Tui liền nghĩ cách nhanh nhất để cứu nạn cho tàu bạn, là định vị vị trí tàu gặp nạn và ngay lập tức chặt đứt số lưới đang buông để nhanh chóng rời được vùng nước, tiến đến vị trí cứu nạn đó… Trong lúc chặt lưới, do quá gấp gáp tui đã không may chặt trúng một nhát vào tay mình”, đoạn ông đưa bàn tay với vết sẹo vẫn còn sâu hoắm cho tôi xem và kể tiếp: “Sau khi cứu được bà con Nghệ An gặp nạn, tui vẫn chưa an tâm vì sợ sức khỏe của họ không được đảm bảo. Thế là, đành quyết định bỏ hết lưới cụ đang còn nằm dở dang dưới biển, tui và các bạn thuyền đưa họ vào bờ càng nhanh càng tốt để họ được các bác sĩ, bà con ở đất liền chăm sóc đảm bảo”.  

Chuyến biển ấy, ông Dũng không chỉ trắng tay mà còn bị mất gần 4 ngàn mét lưới sau khi chặt để chạy đi cứu nạn đã bị trôi theo dòng hải lưu. Sau hôm ấy, số bà con ngư dân Nghệ An gặp nạn xin được hoàn lại số lưới đó, song ông và các bạn thuyền nhất quyết không nhận.

Giữa buổi chiều cận Tết, ông Dũng cùng các nhân công vẫn miệt mài vá lại những tấm lưới cũ để chuẩn bị cho chuyến ra khơi cuối cùng trong năm. Mùa xuân luôn đem đến cho mọi người những niềm hi vọng mới. Với ông Dũng đó không chỉ là những chuyến biển được mùa mà còn là niềm hi vọng bình an cho những ngư dân vượt sóng vươn khơi mưu sinh và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thanh Bình

Tối 23/12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, lúc 15h30 cùng ngày, đã tiếp nhận điều trị 5 ca bị bỏng và bị thương nặng được chuyển đến từ Trung tâm Y tế huyện Tân Biên. Có 4/5 nạn nhân đã được Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục điều trị.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa công điện gửi Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 8 dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông.

46,15% cơ quan, doanh nghiệp bị tấn công mạng trong năm 2024; Số vụ tấn công mạng ước tính lên tới hơn 659.000 vụ; Việt Nam thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực chuyên trách về an ninh mạng; Tấn công có chủ đích, tấn công gián điệp và tấn công mã hoá dữ liệu là những hình thức tấn công phổ biến nhất; Tỷ lệ sử dụng sản phẩm, dịch vụ “Make in Vietnam” còn rất khiêm tốn, chỉ 24,77%; Tình trạng lộ lọt dữ liệu cá nhân đáng báo động nhưng công tác đảm bảo an ninh còn nhiều lúng túng.

Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên quan vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại tại Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các KCN tỉnh Quảng Ngãi đã khởi tố thêm tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với một số đối tượng.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Ngày 23/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã nắm thông tin phản ánh của người thân một nữ bệnh nhân trẻ trên mạng xã hội Facebook về hành vi thiếu chuẩn mực của bác sĩ nam khi siêu âm tuyến giáp, tim và bụng. Sự việc xảy ra tại Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Tư vấn dịch vụ y tế Y Đạo (địa chỉ 46-48 Ngô Quyền, phường 5, quận 10).

Công an huyện Lục Nam, Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 5 triệu đồng đối với M.V.S về hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.

Quyết tâm duy trì mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" hiệu quả, thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô, lực lượng CSGT xử lý nghiêm tất cả những tài xế xe máy và ô tô có thói quen đứng đè vạch dừng hoặc đè vạch sang đường của người đi bộ, khi bị xử lý lại đổ lỗi do đường đông và đi vội.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (QL50) đoạn qua địa bàn huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 6,9km, tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và TP Hồ Chí Minh với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên tuyến nối từ TP Hồ Chí Minh đi Long An, Tiền Giang dù đã được HĐND thành phố thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2021, nhưng đến nay nhiều gói thầu xây lắp chính mới đạt tỷ lệ rất thấp…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文