Thị trường những ngày Tết Nguyên đán:

Giá cả ít biến động, không khan hiếm thực phẩm

07:16 12/02/2016
Từ chiều mùng 2 Tết, tại nhiều nơi, đặc biệt là các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn Hà Nội đã lác đác có người mua, kẻ bán. Sang đến mùng 4 Tết âm lịch (ngày 11-2), mặc dù số lượng người về quê ăn Tết chưa trở lại Hà Nội nhiều nhưng nhiều chợ đã hoạt động khá tấp nập.

Khác với mọi năm, giá rau xanh sau Tết không tăng so với thời điểm những ngày giáp Tết do đợt rét đậm, rét hại đã khiến giá rau cao từ trước. Nhiều hàng quán cũng đã mở cửa trở lại.

Chiều mùng 2 Tết, các tuyến phố cổ như Đinh Liệt, Hàng Bè, Cầu Gỗ, Hàng Bông, Hàng Gai, rất nhiều cửa hàng đã mở cửa lấy may, phục vụ người dân du xuân và khách du lịch nước ngoài. Trên phố Đinh Liệt, các hàng bán khăn len, áo len, mũ… đã có nhiều người vào mua hàng. Tại phố Hàng Bè, nhiều cửa hàng bán đồ sơn mài lưu niệm, tranh sơn dầu cỡ nhỏ phục vụ khách du lịch cũng mở cửa. Không khí mua sắm trên các phố trung tâm này tuy không nhộn nhịp như ngày thường, nhưng cũng khá đông đúc.

Mùng 2 Tết (ngày 9-2), nhiều chợ cóc đã hoạt động nhưng người mua vẫn thưa thớt.

Góc phố Cầu Gỗ giao với Đinh Liệt, hàng bánh mì tấp nập người mua. Các hàng nộm nổi tiếng Bờ Hồ cũng chật kín người ăn.“Điểm cộng” cho các hàng này là không lên giá, lợi dụng Tết để “chặt chém” khách. Rất nhiều quán cà phê đã mở cửa từ chiều mùng 1 Tết. Khách vào uống sẽ phải trả thêm mức phụ thu phục vụ Tết từ 20.000 – 30.000 đồng.

Cũng như mọi năm, các quán bún riêu, bún ốc vỉa hè vẫn là nơi mọi người ưu tiên tìm đến, mức giá cũng khá cao. Từ 40.000 – 50.000 đồng/bát, cao hơn bình thường khoảng 20.000 đồng/bát. Một cô bán bún riêu ốc trên vỉa hè ngay đầu phố Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng) cho biết, riêng ngày mùng 2 Tết, cô bán được 300 bát bún riêu, gấp 5 lần so với bình thường. Khi chúng tôi đến, phải chờ gần 20 phút mới được phục vụ vì bún hết, nước dùng chan bún cũng hết, phải chờ người nhà chủ quán mang từ nhà đến.

Một quán bún riêu khác khá nổi tiếng trên phố Lý Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm) cũng phục vụ khách từ mùng 3 Tết với mức giá cao hơn ngày thường 10.000 đồng. Thời tiết Tết năm nay không lạnh, có nắng ấm nên ngay cả kem Tràng Tiền cũng đã mở cửa phục vụ từ ngày mùng 3 Tết. Và khu vực bán hàng của kem Tràng Tiền luôn tấp nập người. Tương tự, kem Thủy Tạ bên góc phố Lê Thái Tổ cũng vẫn phải xếp hàng mới mua được kem vì lượng người đi du xuân lên Bờ Hồ khá đông.

Theo ghi nhận của chúng tôi, giá cả tại các chợ trong ngày mùng 4 không tăng đột biến. Đặc biệt, rau xanh là mặt hàng thực phẩm ai cũng nghĩ sẽ tăng giá nhưng giá cả vẫn khá ổn định, dù ở mức cao. Nguyên nhân là do trước Tết, đợt rét đậm, rét hại kéo dài đã khiến rau xanh khan hiếm và tăng cao từ trước. Qua Tết, nhiều loại rau cũng đã đến thời điểm thu hoạch, thời tiết ấm áp nên rau cũng nhiều hơn, đa dạng chủng loại. Giá rau xanh tại các chợ phổ biến ở mức 15.000 đồng/củ su hào, 40.000 đồng/kg cà chua, 20.000 đồng/mớ cải xanh, 15.000 đồng/kg bắp cải…

Bún, phở cũng là mặt hàng bán chạy trong những ngày đầu xuân năm mới vì các gia đình đều có nhu cầu đổi bữa sau những mâm cỗ Tết cổ truyền. Tuy nhiên, thịt bò, thịt lợn… lại được bán giá chênh lệch nhau khá nhiều ở một số chợ. Chợ cóc khu vực Thanh Xuân Bắc, giá sườn lợn rất cao: 250k/kg, thịt thăn cũng được “hét” 200.000 đồng/kg… Nhưng ở chợ Đại học Thủy Lợi (quận Đống Đa), giá thịt ba chỉ vẫn được bán ở mức 90.000 đồng/kg, sườn 150.000 đồng/kg… Dù giá không cao nhưng nhiều hàng thịt lợn, thịt bò vẫn ế ẩm vì nhiều gia đình vẫn có tâm lý tích trữ thực phẩm từ trong Tết. Chị Tâm, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Đại học Thủy Lợi cho biết, chị cũng đã đoán trước nhu cầu của khách ít nên đã chủ động rút lượng hàng, chỉ lấy nửa con lợn để bán lấy ngày mở hàng.

Đến tận gần 12h trưa mùng 4 Tết, các hàng bán thịt tại chợ này đều vẫn còn hàng. Mặt hàng thực phẩm lên giá nhiều nhất sau Tết là thuỷ, hải sản. Mùng 2 Tết, nhiều gia đình phải mua với giá 90.000 đồng/kg, đắt gần gấp đôi. Cá quả, tôm cũng tăng giá từ 30.000 – 40.000 đồng/kg so với mức giá bình thường.

Riêng hoa tươi lại được mọi người mua bán khá tấp nập vì nhu cầu đi lễ chùa. Giá hoa cũng không biến động nhiều so với trước Tết, hoa hồng thơm loại bông to, đẹp cũng chỉ ở mức 35.000 đồng/chục. Hoa ly cũng có giá trung bình 25.000 đồng/cành. Một số siêu thị cũng đã bán hàng trở lại như Big C. Cá biệt, Aeon Long Biên là trung tâm thương mại duy nhất mở cửa thông Tết, phục vụ đủ từ đồ ăn sẵn đến siêu thị. Nhận định chung của người tiêu dùng là năm nay giá cả không quá “leo thang”, không xảy ra khan hiếm thực phẩm và ít trường hợp “chặt chém” khách hơn năm trước.

Ngọc Yến

Chiều 8/5, một phụ huynh của Trường Mầm non Việt Úc (đường Trần Việt Châu, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) dẫn con đến Văn phòng Thường trú Báo CAND khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trình bày về việc con mình bị cô giáo chủ nhiệm đánh. Đáng chú ý, sau khi phụ huynh phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng, thì có 2 người đàn ông lạ mặt, xăm trổ tìm đến nhà đề nghị gia đình rút đơn.

Với nghĩa cử cao đẹp “giọt máu cho đi – cuộc đời ở lại”, Thượng úy Biện Thanh Sơn, cán bộ Đội CSGT trật tự Công an TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người cán bộ CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ.

Một trong những yêu cầu mà Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đặt ra đối với các Phòng GD&ĐT là rà soát, kiểm tra, xác minh, xử lý nghiêm nếu có tình trạng định hướng cho một số học sinh lớp 9 có kết quả học tập chưa cao không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025. 

Ngày 8/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở đối với Hoàng Thị Nga (SN 1975, trú khóm Vĩnh Thành, thị trấn Cái Dầu, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.

Công an phường Gia Hội (TP Huế) đã nhanh chóng xác minh, làm rõ người chuyển nhầm là anh Trần Đức Minh (SN 1991, trú phường Gia Hội). Ngay sau khi xác minh làm rõ, Công an phường Gia Hội đã mời anh Minh đến trụ sở và tiến hành các thủ tục trao trả lại số tiền 160 triệu đồng…

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

Hoàng Văn Đức và Hà Thúc Nhật đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 1,578 tỷ đồng, trong đó 6 gói thầu thiệt hại trên 100 triệu đồng với tổng giá trị 1,477 tỷ đồng… Sau khi thanh lý hợp đồng, các nhà thầu trích lại 2-3% giá trị hợp đồng và Đức đã giao Nhật quản lý số tiền trên.

Ngày 8/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Vũ Nam (SN 1986, cựu Phó trưởng Phòng vật tư, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Bị cáo Nam được xác định đã làm trái quy định gây thiệt hại ngân sách Nhà nước hơn 1,7 tỷ đồng. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文